Sinh học 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Chos

* Câu 1: Kể tên các cơ quan trong cơ thể người? Nêu khái quát cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan đó?

*Câu 2: Tiêu hoá là gì? Kể tên các cơ quan trong hệ tiêu hoá? Trong vệ sinh tiêu hoá cần chú ý điều gì?

* Câu 3: Hô hấp gồm mấy quá trình? Nêu các biện pháp vệ sinh, bảo vệ hệ hô hấp?

* Câu 4: Máu gồm những thành phần nào? Chức năng của mỗi thành phần?

* Câu 5: Nêu cấu tạo của tim? Trình bày sự lưu thông máu trong 2 vòng tuần hoàn?

* Câu 6: Thế nào là môi trường trong cơ thể? Môi trường trong cơ thể có vai trò gì?

* Câu 7: Sự hình thành nước tiểu gồm mấy quá trình? Đod là những quy trình nào? Chúng diễn ra ở đâu? Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

* Câu 8: Có những tuyến nội tiết nào? Trình bày vai trò của những tuyến nội tiết đó?

* Câu 9: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron ? Ở não có những vùng chức năng nào? Những vùng nào chỉ có ở người? Nêu vai trò của hệ thần kinh?

* Câu 10: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện là gì? Lấy ví dụ? Hãy nêu sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện qua 1 ví dụ?

Thien Tu Borum
1 tháng 5 2017 lúc 8:53

Có thể lấy ví dụ : khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ làm nhiều lần như vậy ở gà hình thành được phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn nhiều lần thì về sau có nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng thính giác và vùng ăn uống không được củng cố nên đã mất.

Nguyễn Gia Linh
5 tháng 5 2017 lúc 12:08

1. Hệ vận động : gồm bộ xương và hệ cơ . Cơ thường bám vào nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động , giúp cho cơ thể có thể di chuyển được , thực hiện đc các động tác lao động .

Hệ tuần hoàn : gồm có tim và các mạch máu ( động mạch , tĩnh mạch và mao mạch ) có chức năng vẫn chuyển các chất dinh dưỡng , oxi , và các hoocmon đến từng tế bào và mang các chất thải để thải ra ngoài

Hệ hô hấp : gồm có mũi , phổi và hệ cơ hô hấp có chức năng trao đổi khí diễn ra trên toàn bộ các cơ quan của cơ thể .

Hệ tiêu hóa : gồm có miệng , thực quản , dạ dày , ruột non , ruột già , hậu môn và các tuyến tiêu hóa ( gan , tụy). Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho co thể và thải chất bã ra ngoài

Hệ bài tiết : gồm 2 quả thận , ống dẫn nước tiểu , bóng đái . Thận là cơ quan lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài . Trong da có các tuyến mồ hôi cũng làm nhiệm vụ bài tiết

Hệ thần kinh : gồm có não bộ , tủy sống và các dây thần kinh , có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của tất cả các cơ quan , làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của moi trường ngoài và môi trường trong cơ thể . Đặc biệt ở người , bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy

Hệ nội tiết : gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên , tuyến giáp , tuyến tụy , tuyến thượng thận và các tuyến sinh dục , có nhiệm vụ tiết ra các hoocmon đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lí của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh .

Hệ sinh dục : là hệ cơ quam có chức năng sinh sản , duy tì nòi giống ở người

2 . Hoạt động tiêu hóa thực chất là qua trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thuuj đc qua thành ruột non và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ đc

Các cơ quan trong hệ tiêu hóa : miệng thực quản dạ dày ruột non ruột già hậu môn và các tuyến tiêu hóa ( gan , tụy)

3. Hô hấp gồm 3 quá trình : sự thở , trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào

Các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hô hấp : đeo khẩu trang khi ra đường , rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi ăn ,....

4. Máu gồm huyết tương và các tế bào máu . Các tế bào máu gồm hồng cầu , bạch cầu và tiểu cầu

Huyết tương : duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng ftrong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng , các chất cần thiết khác và các chất thải

Hồng cầu : vận chuyển oxi , cácbonic . Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể . Tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu

7. Sự hình thành nước tiểu gồm 3 quá trình : quá trình lọc máu ở cầu thận để hình thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận , quá trình hập thụ lại vào máu các chất cần thiết , quá trình bài tiết các chất không cần thiết có hại ở ống thận
8 . Tuyến yên : chỉ huy hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác

Tuyến giáp : tiết ra hoocmon tiroxin giúp cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào

Tuyến tụy : là nơi sản xuất các kích thích tố glucagon và insulin . Trong đó insulin có thể giúp cơ thể hấp thụ tốt đường glucose , làm giảm hàm lượng đường trong máu , và cho phép các tế bào của cơ thể có thể sử dụng glucose phục vụ cho mọi hoạt động khác nhau

Tuyến trên thận : Phần vỏ : tiết ra hoocmon có tác dụng điều hòa đường huyết , điều hòa muối natri , kali có trong máu và làm thay đổi những đặc tính sinh dục Nam

Phần tủy : Điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp góp phần cùng glucagon đều chỉnh lượng đường trong máu

Tuyến sinh dục : sản sinh ra các tế bào sinh dục , tiết ra hoocmon sinh dục có tác dụng đối vs sự xuất hiện của những đặc giới tình cho Nam và Nữ

Tuyến cận giáp : có vai trò cùng tuyến giáp điều hòa canxi và photpho trong máu

10. Phản xạ có điều kiện : là phản xạ đc hình thành trong đời sống cá thể là kết quả của việc học tập và rèn luyện

VD : tập đi , tập múa , tập hát ,...

Phản xạ không điều kiện là phản xạ siinh ra đã có không cần phải học tập co tính di truyền

VD : em bé mới sinh ra đã khóc , khi bị một ai đó cham bút vào tay thì tay ta sẽ tự nhiện rụt lại ,...

Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện : mỗi ngày chúng ta đều ngồi học 2 tiếng vào mỗi tối nhưng đến nghỉ hè thì chúng ta lại không ngòi vào bàn học mỗi ngày 2 tiếng nữa vì chúng ta không phải đi học và điều đó làm chúng ta mất dần kiến thức ...

Thien Tu Borum
1 tháng 5 2017 lúc 8:55

cau 8 Trong hệ nội tiết có tất cả 5 tuyến chính. Mỗi tuyến được cấu tạo khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau....

TUYẾN YÊN là một tuyến quan trọng nhất, tiết các hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Nó là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng và nằm ở nền sọ. Tuyến yên gồm thùy trước và thùy sau. Giữa hai thùy này là thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ. Tuyến yên tiết ra các hoocmôn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt các cơ trơn.

Tuyến thứ hai chúng mình cùng tìm hiểu là TUYẾN GIÁP. Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể. Đây là tuyến nội tiết lớn nhất, với khối lượng từ 20-25g. Ngoài loại hoocmôn chính là tirôxin, tuyến giáp còn tiết ra hoocmôn canxitônin cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu.

Tuyến thứ ba sẽ được tìm hiểu qua các câu hỏi trắc nghiệm là TUYẾN TỤY. Tuyến tụy là một tuyến pha, vừa tiết dịch tiêu hóa (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmôn. Có hai loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định. Insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm. Sự rối loạn trong hoạt động của tuyến tụy sẽ gây ra hai loại bệnh thường gặp là: tiểu đường và hạ đường huyết.

Những câu hỏi trắc nghiệm có trong bài 57 còn giúp các bạn tìm hiểu về TUYẾN TRÊN THẬN. Tuyến này được cấu tạo bởi phần vỏ và phần tủy. Phần vỏ tiết các hoocmôn có tác dụng điều hòa đường huyết, điều hòa các muối natri, kali trong máu và làm thay đổi các đặc tính sinh dục nam. Phần tủy tiết ra các ađrênalin và norađrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp, góp phần cùng glucôgôn điều chỉnh lượng đường trong máu.

Riêng trong bài 58, các bạn sẽ được tìm hiểu riêng về một tuyến rất quan trọng trong cơ thể chúng ta: TUYẾN SINH DỤC. Tuyến sinh dục trong cơ thể chúng ta có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ. Tinh hoàn và buồng trứng là hai cơ quan chính cấu tạo nên tuyến sinh dục. Ngoài chức năng sản sinh tinh trùng và trứng, chúng còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết. Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hoocmôn sinh dục nam, còn các tế bào nang tiết hoocmôn sinh dục nữ. Các hoocmôn này gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì, trong đó quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản.

Trong cơ thể mỗi chúng ta, tuy mỗi tuyến thực hiện những chức năng khác nhau nhưng chúng luôn phối hợp với nhau để thực hiện hoạt động chung của tuyến nội tiết. Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết có tác dụng duy trì tính ổn định của môi trường bên trong đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường, là nhờ các thông tin ngược.

Hệ nội tiết là một trong những hệ quan trọng cấu tạo nên cơ thể mỗi chúng ta. Có thể bạn đã biết về chúng hoặc chỉ là những hiểu biết mang tính chất rất sơ lược. Với những câu hỏi trắc nghiệm thì bạn sẽ được hệ thống một cách đầy đủ nhất về hệ cơ quan này trong cơ thể của chúng mình.

Thien Tu Borum
1 tháng 5 2017 lúc 8:56

cau 7 Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như sau : Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.


Các câu hỏi tương tự
Le thi thanh tra
Xem chi tiết
Tsukino Usagi
Xem chi tiết
sakura ichiko
Xem chi tiết
Bảo Ngọc cute
Xem chi tiết
Bảo Ngọc cute
Xem chi tiết
Hạo LÊ
Xem chi tiết
Uyên Bùi
Xem chi tiết
Trung Đặng
Xem chi tiết
Nguyễn thị thanh ngân
Xem chi tiết