Bài 16 : Ôn tập chương I và chương II

Nguyễn Ngọc Anh

Câu 1: Em hãy nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

Câu 2: Đánh giá công lao của các Vua Hùng trong buổi đầu dựng nước của dân tộc ta. Nhân dân ta có thái độ như thế nào với các Vua Hùng? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 3: Trình bày sự tiến bộ trong sản xuất kinh tế của nước Âu Lạc.

Câu 4: Nêu những biểu hiện về sự chuyển biến xã hội của người Việt cổ trên đất nước ta.

Thảo Phương
12 tháng 12 2017 lúc 21:29

Câu 1: Em hãy nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.

Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Thảo Phương
12 tháng 12 2017 lúc 21:30

Câu 3: Trình bày sự tiến bộ trong sản xuất kinh tế của nước Âu Lạc.

Sau nhiều thế kỉ phát triển, đất nước cuối thời Hùng Vương và đầu thời Âu Lạc đã có những tiến bộ đáng kể. Trong nông nghiệp, lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn. Lúa gạo, khoai, đậu, rau, cù... ngày một nhiều hơn. Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.
Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền., đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều.
Dân số tăng lên. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng sâu sắc hơn.

Thảo Phương
12 tháng 12 2017 lúc 21:31

Câu 4: Nêu những biểu hiện về sự chuyển biến xã hội của người Việt cổ trên đất nước ta.

* Sự chuyển biến :

— Về kinh tế:

+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.

+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh.

+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.

— Văn hoá : một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.

— Xã hội : do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.

* Nguyên nhân : do sự phát triển nội tại và nhân dân ta biết tiếp thu những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của người Trung Quốc, nhờ đó đã tạo ra những chuyên biến tích cực về kinh tế. Việc tiếp thu có chọn lọc những nội dung mới của văn hoá Trung Hoa nhưng vẫn bảo tồn văn hoá truyền thống cũng đem lại những nét chuyển biến mới. Trong xã hội thì mâu thuẫn bao trùm giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ đã xuất hiện và là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập.



Thảo Phương
12 tháng 12 2017 lúc 21:31

Câu 4: Nêu những biểu hiện về sự chuyển biến xã hội của người Việt cổ trên đất nước ta.

- Kinh tế : Nghề rèn sắt phát triển. Nhân dân biết sử dụng sức kéo trâu bò, làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ. Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển. Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
- Văn hoá :
+ Bọn đô hộ ra sức truyền bá chữ Hán và du nhập đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
+ Trước chính sách đồng hoá của kẻ thù. nhân dân ta vẫn kiên trì trong cuộc đấu tranh giữ gìn tiếng nói, chữ viết và các phong tục tập quán của dân tộc.
ml#ixzz513cv9Gdh


Các câu hỏi tương tự
Lan Hoa Phạm
Xem chi tiết
Ai Khanh Nguyen Dinh
Xem chi tiết
Vũ Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
THÁI THỊ NGỌC ANH
Xem chi tiết
Vòng Thúy Ngân
Xem chi tiết
Hoàng Thục Anh
Xem chi tiết
mai thị ánh tuyết
Xem chi tiết
Nguyen Thao Thai
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết