Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ra đuy nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục)
Chỉ ra câu văn chứa luận điểm của đoạn văn. Qua câu dó, tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học?
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ra đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục)
Chỉ ra câu văn chứa luận điểm của đoạn văn. Qua câu dó, tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học?
Câu văn chứa luận điểm của đoạn: ''Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học là học điều ấy'"
Qua câu đó tác giả muốn nói lên mục đích chân chính của việc học: Học để biết rõ đạo, để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải học để cầu danh lợi.