Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hân hữu cho sáng tác.
a, Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu văn trên.
b, Việc sử dụng thành phần biệt lập đó có ý nghĩa gì.
Câu 2: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong các câu văn sau :
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phanh mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang .
Câu 3: Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lừa của Bằng Việt.
Câu 4:
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nữa tình nữa cạnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
a, Xác định các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ
b, Giải thích nghĩa của từ tấm son.
Câu 5: Trong các từ ngữ : nói leo ,nói móc ,nói mát ,nói hớt ,nói ra đầu ra đũa ,nói dối, nói mò .Hãy chọn một từ ngữ thích hợp điền vào mỗi chỗ troch sau :
-Nói sai sự thật một cach cố ý nhằm che giấu điều gì .................
-Nói dịu nhẹ như khen , nhưng thật ra là mỉa mai chê trách là ..............
a, Cho biết mỗi từ ngữ vừa chọn chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 6: Trong bài "Viếng lăng bác ", nhà thơ Viễn Phương viết :
"Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng "
a, Từ hàng tre ở câu trên là biện pháp tu từ gì ? Nêu tác dụng của nó?
Câu 6:
-Nhân hóa: cây tre "đứng thẳng hàng"
=> TD: cây tre là biểu tượng của người dân VN, dân tộc VN, dáng đứng cây tre là dáng đứng con người VN => Dân tôc Việt như đang cùng canh giấc ngủ cho Người và qua đó cũng tạo cảm giác thành kính ,thiêng liêng trước lăng Bác
Câu 1:
a/Thành phần biệt lập trong câu văn trên: Chao ôi
b/Việc sử dụng thành phần biệt lập đó có ý nghĩa :dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (bác họa sĩ) đối với anh thanh niên khi bác họa sĩ tìm được cơ hội hân hữu cho sáng tác của mình. Qua đó cho ta thấy được vẻ đẹp của anh thanh niên...
Câu 2:
So sánh: Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" .
+Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh.
Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường.
Những chiếc mái chèo từ cánh tay của "dân trai tráng" như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, "phăng" xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt tnrờng giang một cách "vội vã", "mạnh mẽ". =>diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khán trương, vừa để hiệp vần: tiếng "vã" vần với tiếng "mã" làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm.
Câu 3: ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lừa của Bằng Việt.
- Bếp lửa là một hình ảnh đầy sáng tạo, xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, nó vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng:
+ Trước hết đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ.
+ Bếp lửa là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con trong những năm tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành, khôn lớn .Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người.
+ Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
+ Với ý nghĩa như vậy, “Bếp lửa” thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc…
Câu 4:
a/ Các từ láy được tác giả sử dụng:
bát ngát, bẽ bàng, bơ vơ
b/ Giải nghĩa từ tấm son:
-Tấm là một danh từ chỉ loại (loại từ)
+ nghĩa đen: chỉ vật có hình như một phiến mỏng
+nghĩa bóng: để chỉ cái lòng, cái thân với nghĩa là nhỏ bé, mỏng manh.
-Son: thuộc từ loại tính từ ,dùng để chỉ tấm lòng ngay thẳng, trung trinh, trước sau không phai nhạt,đổi thay. Hoặc chỉ người còn trẻ chưa có vợ, chưa có chồng .
-Từ điển Truyện Kiều giải thích: tấm son chỉ tấm lòng son, lòng thành, tức tình yêu.
=> tấm son có thể hiểu theo cả hai nghĩa.
+Nghĩa đen, tấm son dùng để chỉ tấm thân son trẻ, trinh trắng của người con gái.
+Nghĩa bóng, tấm son chỉ tình yêu thuỷ chung, trước sau như một, không đổi thay của những người yêu nhau.
Câu 5:
-Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì là nói dối
-Nói dịu nhẹ như khen , nhưng thật ra là mỉa mai chê trách là nói mát
a, mỗi từ ngữ vừa chọn chỉ cách nói liên quan đến phương châm về chất.