* Câu 1: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
Có hai đối tượng được tái hiện:
- Đối tượng 1: thiên nhiên “sóng gợn tràng giang”: “Gợn” chỉ là lăn tăn theo chiều gió thổi nhẹ -> tĩnh lặng.
- Đối tượng 2: Tâm trạng con người “buồn điệp điệp”:
+ Số lượng: chất chưa nỗi buồn.
+ Sắc thái: nỗi buồn hữu hình, tầng tầng lớp lớp, chồng lên nhau, nhẹ nhưng dai dẳng, triền miên, thường trực.
* Câu 2: “Con thuyền xuôi mái nước song song”
Nổi bật giữa dòng tràng giang là hình ảnh con thuyền.
- Con thuyền giữa dòng nước là hình ảnh gợi sự lênh đênh, trôi dạt.
- Giữa dòng tràng giang nó trở nên nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.
- Con thuyền buông xuôi, thụ động, phó mặc cho dòng nước đẩy đưa.
-> Tâm lý có phần chán chường, bế tắc, buông xuôi của những con người Việt Nam thời thuộc Pháp.
* Câu 3: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
- Xuất hiện cặp động từ ngược hướng. -> nghịch ngược, éo le -> chia lìa -> khởi nguồn để có nỗi “sầu trăm ngả”. Nếu “buồn điệp điệp” là nỗi buồn lan tỏa trên bề mặt theo những lớp sóng lăn tăn thì “sầu trăm ngả” lại lặn xuống tầng sâu.
* Câu 4: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Thả xuống một hình ảnh sống sít của hiện thực: “củi một cành khô”
- Đảo ngữ “Củi” -> nhấn mạnh vào sự vô nghĩa, tầm thường, vô giá trị, chỉ là mẩu rơi vãi khô gẫy.
- “Một” -> đơn độc.
- “Cành”: nhỏ bé.
- “Khô”: cạn kiệt sức sống.
-> Tận cùng sự nhỏ bé, tầm thường, vô giá trị.
- “Lạc”: trôi dạt vô hướng.
=> Ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa sự mênh mông của dòng đời. Đồng thời còn ẩn dụ cho cái tôi lạc loài, bơ vơ trong Thơ mới.