Câu 1: Dân cư châu Á tập trung chủ yếu ở những khu vực nào?
Câu2: Cho biết các lưu vực Đại Dương ở châu Á có các con sông lớn nào đổ vào?
Câu 3: Trình bày đặc điểm kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á? Vì sao 2 kiểu khí hậu đó lại có sự khác nhau?
Câu 4: Kẻ bảng và phân biệt các tôn giáo lớn ở châu Á
Câu 5: Quan sát lược đồ tự nhiên châu Á và những kiến thức đã học hãy:
a) Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á?
b) Kể tên các hệ thống sông lớn ở khu vực gió mùa châu Á? Vì sao khu vực này có nhiều hệ thống sông lớn?
Câu 1:
Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng châu thổ vì có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, cơ sở hạ tầng hiện đại…
Câu 1:
Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng châu thổ vì có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, cơ sở hạ tầng hiện đại…
Câu 3:* đặc điểm khí hậu gió mùa:
- phân bố: chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á
- đặc điểm: 1 năm có 2 mùa gió:
+ Mùa đông: có gió từ nội địa thổi ra, ko khí khô lạnh
+ mùa hạ: có gió từ đại dương thổi vào, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
* đặc điểm khí hậu lục địa:
- phân bố: chủ yếu ở Nam Á
- đặc điểm: mùa đông ko khí khô lạnh, mùa khô ko khí khô nóng. lượng mưa từ 200-500 mm. độ ẩm ko khí thấp.
Câu 5:
a) Đặc điểm nổi bạt của địa hình châu Á:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính : đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
b)
Kể tên các hệ thống sông lớn ở khu vực gió mùa châu Á: Sông Mê- Công, sông Hằng, sông Trường Giang, sông Hoàng Hà,...
- Khu vực này có nhiều hệ thống sống lớn là vì: Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, nhớ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp.
1,Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng châu thổ vì có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa, cơ sở hạ tầng hiện đại…
3,
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
Đặc điểm: một năm có 2 mùa
+Mùa đông:khô,lạnh ít mưa
+Mùa hạ:nóng, ẩm,mưa nhiều
-Phân bố:+ gió mùa nhiệt đới: phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á
+ gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới:phân bố ở Đông Á
b) Các kiểu khí hậu lục địa:
Đặc điểm:
+mùa đông:khô, rất lạnh
+mùa hạ:khô, rất nóng
-biên độ nhiệt ngày và năm rất lớn
-CẢnh quan hoang mạc phát triển
-Phân bố chiếm diện tích lớn vùng nội địa và Tây Nam Á
*Sự khác nhau giữa 2 kiểu khí hậu gió mùa, lục địa: do châu Á có lãnh thổ rộng lớn,địa hình bị chia cắt phức tạp,núi và cao nguyên cao đồ sộ ngăn cản ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa.
4,Tôn giáoĐịa điểmThời điểm ra đời
Phật giáo | Ấn Độ | Thế kỉ VI trước Công nguyên |
Ấn Độ giáo | Ấn Độ | Thế kỉ đầu của thiên nhiên kỉ thứ nhất trước Công nguyên. |
Ki–tô giáo | Pa–le–xtin | Từ đầu Công nguyên. |
Hồi giáo | A–rập Xê - ut | Thế kỉ VII sau Công nguyên |
5,
*- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính : đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
*Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.