Câu 1: Công ước LHQ về Quyền trẻ em gồm mấy nhóm quyền ? Nêu nội dung của 2 nhóm quyền: Sống còn và Tham gia.
Câu 2: Công dân là gì ? Quốc tịch là gì ?
Câu 3: Mô tả Biển báo cấm và Biển báo nguy hiểm.
Câu 4: Tầm quan trọng của việc học là gì ? Tìm 10 câu ca dao tục ngữ về vấn đề Học tập.
Câu 5: Thế nào là quyền Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 6: Quyền Bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì ?
Câu 7: Thế nào là quyeend được bảo đảm và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
=> MIÌNH ĐANG CẦN GẤP ĐỂ CHUẨN BỊ THI VÀ KIỂM TRA NÊN CÁC BẠN TRẢ LỜI NHANH GIÚP MÌNH NHÉ (ai đúng mình sẽ tick) - THANKS KIU ...
Câu 1:
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia làm 4 nhóm, đó là:
+ Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe . . .
+ Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
+Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật . . .
+ Nhóm quyền tham gia : là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
Câu 2:
Công dân là người trong 1 nước.
Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của 1 nước.
Câu 4:
Việc học có tầm quan trọng trong cuộc đời con người:
- Việc học giúp con người ta thàn đạt trong cuộc sống
- Việc học giúp con người có kiến thức
- ....
10 ca dao, tục ngữ
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ. - Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
Tham khảo tiếp ở đây những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập? | Yahoo Hỏi & Đáp
Câu 6:
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Câu 5: Quyền Bất khả xâm phạm về thân thể có thể coi là:
- Về nguyên tắc, không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, từ tường hợp có tang chứng
- Trừ trường hợp có tang chứng thì cần có quyết định của Tóa án và Viện Kiểm Sát mới có thể bắt người.
Câu 7: Quyền được bảo đảm và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là quyền mà:
- Không ai có thể tự ý mở ra, hoặc chiếm đoạt thư tín, điện thoại, điện tín ngoại trừ 1 số trường hợp.