Ôn tập học kỳ II

Lan Trịnh Thị

Câu 1. Chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể ?
Câu 2. Trình bày mối liên hệ về chức năng của các hệ cơ quan đã học : hệ cơ – xương, hệ
tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa ?
Câu 3. Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham giam vào hoạt động trao đổi chất và
chuyển hóa như thế nào ?
Câu 4. So sánh quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể ?
Câu 5. Đồng hóa, dị hóa là gì ? Nêu mối liên hệ giữa hai quá trình đồng hóa và dị hóa ?

Best Best
27 tháng 2 2020 lúc 22:06

Câu 1 :

Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể: Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào. Ví dụ: tế bào xương, tế bào cơ, tế bào biểu bì vách mạch máu, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào biểu bì ở niêm mạc dạ dày, các tế bào tuyến,... Tế bào là đơn vị chức năng : Nhờ có hoạt động sống của tế bào (trao đổi chất, lớn lên và phân chia, cảm ứng) mà cơ thể thực hiện các chức năng sống (trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng) Ví dụ : Hoạt động của các tơ cơ trong tế bào giúp bắp cơ co, dãn. Các tế bào cơ tim co, dãn giúp tim có bóp tạo lực đẩy máu vào hệ mạch giúp hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất. Các tế bào của hệ hô hấp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. Các tế bào tuyến tiết dịch vào ống tiêu hóa của hệ tiêu hóa để biến đổi thức ăn về mặt hóa học.
Câu 2 : Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau: Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác. Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động, các cơ quan vận động Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển Các chất dinh dưỡng và oxi tới các tế bào Các chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan và thải ra ngoài Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn. Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Câu 3 : Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất: Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào. Mang các sản phẩm thải (CO2, nước tiểu và các chất độc) từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết. Hệ hô hấp giúp tế bào trao đổi khí : Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào. Thải CO2 ra khỏi cơ thể. Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào và cơ thể.
Câu 4 :
undefined
Câu 5 :

Giống nhau: Đều xảy ra trong tế bào

- Khác nhau:

Đồng hóa

Dị hóa

- Tổng hợp các chất hữu cơ

- Tích luỹ năng lượng

- Phân giải các chất hữu cơ

- Giải phóng năng lượng

- Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

+ Sản phẩm của đồng hóa là nguyên liệu của dị hóa và ngược lại

+ Do đó, năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau.

+ Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá và ngược lại không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt dộng đồng hoá.

Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:

- Lứa tuổi: Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá.

- Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hoá mạnh hơn dị hoá.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lan Trịnh Thị
27 tháng 2 2020 lúc 22:01

@Vũ Minh Tuấn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Dan_hoang
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
maxi haco
Xem chi tiết
Minh Min
Xem chi tiết
🍉 Ngọc Khánh 🍉
Xem chi tiết
nguyễn thị lệ thủy
Xem chi tiết
Cô Bé Song Tử
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết