Ôn tập học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Oz Vessalius

Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa hiện tượng băng trôi và núi băng trôi? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?

Câu 2: Kể tên các châu lục, các lục địa trên thế giới. Châu lục nào không có quốc gia. Nêu nguyên nhân.

Câu 3: Cho biết tình hình đo thị hoá ở đới ôn hoà. Những vấn đề xảy ra do quá trình đô thị hoá ở đới ôn hoà là gì?

Câu 4: Kể tên các môi trường khí hậu, các môi trường tự nhiên ở châu Phi. Vì sao Bắc Phi hình thành hoang mạc rộng lớn nhất thế giới?

Câu 5: Đặc điểm khí hậu môi trường đới lạnh.

Câu 6: Vì sao Việt Nam và châu Phi có cùng vĩ độ nhưng Việt Nam không thể hình thành hoang mạc.

CÁC BẠN GIÚP MK VỚI!!!!! MÌNH ĐANG CẦN GẤP LẮM!!! Các bn trả lời đc câu nào thì giúp mk với :0

Tường Thị Thảo Vân
13 tháng 12 2018 lúc 12:54

Câu 1: Tảng băng trôi là mặt biển đóng một lớp băng dày đến 10m. Vào mùa hạ , biển băng vỡ ra hình thành các tảng băng trôi

Còn núi băng là băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành các núi băng khổng lồ

Nguyên nhân:

- Hiện nay, dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, khí hậu Trái Đất đang nóng lên làm băng của Nam Cực tan chảy nhiều hơn.

- Mặt nước của Trái Đất sẽ dâng cao, diện tích đất liền sẽ bị thu hẹp lại, nhiều đảo bị nhấn chìm gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế và sinh hoạt của con người.

Câu 2:

Có 6 châu lục trên thế giới :

- Châu Á

- Châu Âu

- Châu Mĩ

- Châu Phi

+) Châu Nam Cực: ko có quốc gia vì:

- Lạnh giá quanh năm, thực vật ko thể tồn tại.

+ Nhiệt độ quanh năm <0 độ C</p>

+ Nhiệt độ thấp nhất đo được là - 94 độ C

+ Lượng mưa hầu như không mưa , phần lớn dưới dạng tuyết rơi

+Nhiều gió bão nhất thế giới

- Châu Đại Dương

Có 6 lục địa trên thế giới :

+) Lục địa Á-Âu

+) Lục địa Phi

+) Lục địa Bắc Mĩ

+) Lục địa Nam Mĩ

+) Lục địa Nam Cực

+) Lục địa Ô-xtrây-li-a

Ngô Thị Hương Giang
13 tháng 12 2018 lúc 12:55

Câu 1 :
*Tảng băng trôi là mặt biển đóng một lớp băng dày đến 10m. Vào mùa hạ , biển băng vỡ ra hình thành các tảng băng trôi
Còn núi băng là băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành các núi băng khổng lồ
*Nguyên nhân : Vào mùa xuân, khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi . 90% tảng băng trôi nằm ở phía dưới mặt nước( những gì mà chúng ta nhìn thấy phía trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng trôi)
Câu 2 : *Các châu lục , lục địa trên thế giới :
@Châu :
- Châu Á
- Châu Âu
- Châu Mĩ
- Châu Nam Cực
- Châu Phi
- Châu Đại Dương
@Đại lục :
- Đại lục Á- Âu
- Đại lục Phi - Á Âu
- Lục địa Úc
* Châu lục không có quốc gia: Châu Nam Cực
* Nguyện nhân :

-Châu Nam Cực là nơi lạnh nhất trên thế giới: nhiệt độ thấp nhất ghi nhận là -89oC).
-Là nơi có độ cao so với mực nước biển lớn nhất: 2.350 m.
-Là nơi khô hạn nhất: lượng mưa trung bình hàng năm chỉ ở mức 55mm.
-Gió mạnh nhất trên Trái Đất: tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s.
- Là lục địa khô cằn
- Băng tuyết phủ quanh năm
Câu 3 :

Nét đặc trưng của đô thị hóa ở đới ôn hòa:

- Có tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.

- Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới, có các siêu đô thị: Niu I-oóc (21 triệu người), Tô-ky-ô (27 triệu người), Pa-ri (9,5 triệu người)...

- Các đô thị phát triển theo quy hoạch: ở trung tâm đô thị là các khu thương mại, dịch vụ với nhiều tòa nhà chọc trời, hệ thống đường sá hiện đại (tàu điện ngầm, tàu điện trên không, giao lộ nhiều tầng...). Các thành phố lớn không chỉ mở rộng mà còn phát triển theo chiều cao lẫn chiều sâu.

- Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.

- Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư.

* Các vấn đề xã hội nảy sinh của đô thị ở đới ôn hòa là:

- Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm...

- Thiếu chỗ ở và các công trình công cộng.

- Các tệ nạn xã hội...


Câu 4: *Các loại môi trường tự nhiên của châu Phi là:
- Môi trường xích đạo ẩm
- Môi trường nhiệt đới
- Môi trường hoang mạc
- Môi trường địa trung hải và ở phần cực Bắc và phần cực Nam Châu Phi
* Lí do châu Phi hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới
- Dù châu Phi có biển bao quanh nhưng địa hình lại là 1 khối cao nguyên khổng lồ (Châu Phi là châu lục cao nhất thế giới: cao trung bình 750m), không bị cắt sẻ.
- Cũng 1 phần là do châu Phi có các dãy núi, sơn nguyên lớn bao quanh với độ cao... kinh khủng ở ven những nơi có dòng biển nóng chảy qua như dãy At-Lat ở phía tây bắc, sơn nguyên Đông Phi, Ê - ti - ô - Pa ở phía đông, dãy Đrê – ken – béc ở phía đông nam.
-Như bạn thấy thì châu Phi có diện tích trải rộng ở phía bắc, hẹp lại ở phía nam.
+ Địa hình càng hẹp thì mưa từ biển càng dễ thâm nhập vào sâu trong lục địa. Nhưng mà cái chỗ có dòng biến nóng chảy wa thì đã bị chắn mất oy`. Cái chỗ không bị chắn thì lại có 1 dòng biển lạnh chảy quaa.
+ Còn ở phía bắc thì có diện tích rất rộng nên mưa không thể xâm nhập sâu vào trong nội địa.
- Tất cả đã chắn những luồng khí có lượng mưa lớn từ biển thổi vào. Điều này khiến cho châu Phi có ít mưa.
- Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. Mà tính chất của những vùng gần chí tuyến là: Càng về gần chí tuyến thì lượng mưa càng giảm, nhiệt độ càng tăng.
- Châu Phi nằm ở nơi có khí hậu nhiệt đới.
Câu 5 : Đặc điểm :

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.


Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.






Tường Thị Thảo Vân
13 tháng 12 2018 lúc 13:01

Câu 3:

Nét đặc trưng của đô thị hóa ở đới ôn hòa:

- Có tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.

- Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới, có các siêu đô thị: Niu I-oóc (21 triệu người), Tô-ky-ô (27 triệu người), Pa-ri (9,5 triệu người)...

- Các đô thị phát triển theo quy hoạch: ở trung tâm đô thị là các khu thương mại, dịch vụ với nhiều tòa nhà chọc trời, hệ thống đường sá hiện đại (tàu điện ngầm, tàu điện trên không, giao lộ nhiều tầng...). Các thành phố lớn không chỉ mở rộng mà còn phát triển theo chiều cao lẫn chiều sâu.

- Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.

- Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư

* Các vấn đề xã hội nảy sinh của đô thị ở đới ôn hòa là:

- Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm...

- Thiếu chỗ ở và các công trình công cộng.

- Các tệ nạn xã hội...

* Hướng giải quyết:

- Quy hoạch lại đô thị theo hướng "phi tập trung": xây dựng nhiều thành phố vệ tinh, chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới (từ phía Bắc xuống phía Nam và phía tây ở Hoa Kì, từ phía Đông sang phía Tây ở Trung Quốc...)

- Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.




Các câu hỏi tương tự
Dung Trương
Xem chi tiết
Tuệ MInh Đặng
Xem chi tiết
Đặng Thái Phong
Xem chi tiết
sherrya
Xem chi tiết
Thái Thị Hằng Nga
Xem chi tiết
Ju 179
Xem chi tiết
ĐỨC TRỌNG
Xem chi tiết
Trần Phương Linh
Xem chi tiết
Prairie
Xem chi tiết