Câu 1: Các đới khí hậu trên Trái Đất, giới hạn?
Câu 2: Hãy nêu sự vận động của nước biển và đại dương?
Câu 3: Thế nào là hồ, phân loại hồ. Cho vd:....
Câu 4: Dụng cụ đo mưa, nhiệt độ không khí, khí áp, độ ẩm của không khí.
Câu 5: Thế nào là sông, đặc điểm và vai trò cảu sông?
Giúp mình hoàn thành đề cương với !!!
Câu 1
a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
– Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
– Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
– Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
– Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)
– Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
– Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
– Gió đông cực thổi thường xuyên.
– Lượng mưa trung bình 500mm.
Câu 2
Có 3 sự vận động: sóng, thủy triều và dòng biển
Sóng+ Là hiện tượng mặt biển luôn dao động, nhấp nhô
+ Nguyên nhân: do gió
Thủy triều+ là ht nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lui tít ra xa
+ Nguyên nhân do mặt trăng và MT
Dòng biển+ là những dòng chảy trên biển và đại dương giống những dòng soog trên lục địa
+ Nguyên nhân do gió
+ Dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu nơi nó đi qua
Câu 3
Hồ là một vùng nước được bao quanh bởi đất liền, thông thường là nước ngọt. Đa số các hồ trên Trái Đất nằm tại bán cầu Bắc, ở vĩ độ cao. Một số hồ, như hồ Eyre, có thể cạn nước gần như quanh năm và chỉ chứa nước trong một vài tháng nhiều mưa. Ngoài ra, một số lớn hồ có nguồn gốc nhân tạo.
Câu 4
Dụng cụ để đo lượng mưa là vũ kế.
Dụng cụ để đo độ ẩm là ẩm kế.
Dụng cụ để đo nhiệt độ là nhiệt kế.
Dụng cụ để đo khí áp là khí áp kế.
Câu 5
- Sông là: dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại. - Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển). - Lưu lượng nước sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây. - Chế độ nước sông là sự thay đổi về lưu lượng nước của sông trong một năm (mùa lũ, mùa cạn,...)