Câu 1: a. Đặc điểm tự nhiên của Bắc Âu?
b. Các nước Bắc Âu đã khai thác thiên nhiên hợp lí để phát triển kinh tế như thế nào?
Câu 2: So sánh đặc điểm sản xuất nông nghiệp của châu Âu và Bắc Mĩ?
Câu 3: Tại sao càng đi về phía Tây khí hậu của châu Âu càng ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?
Câu 4: Sự tan băng ở châu Nam Cực do đâu? Ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?
Câu 5: Dựa vào bảng số liệu thống kê dưới đây:
* Thu nhập bình quân đầu người của một số quốc gia châu Đại Dương, năm 2000 (USD)
Tên nước | Ô-x-trây-li-a | Niu-di-len | Van-nu-a-tu | Papua Niu Ghi-nê |
Thu nhập bình quân đầu người (USD) | 20337,5 | 13026,7 | 1146,2 | 677,5 |
Nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương.
Câu 1 :*ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
a. Vị trí: Phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới lạnh.
- Gồm băng đảo Ai-xơ-len và bán đảo Xcan-đi-na-vi có 3 nước – Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan.
b. Địa hình: chủ yếu là núi già, băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcan-đi-na-vi; bờ biển dạng Fio (Na Uy); hồ, đầm (Phần Lan).
- Ai-xơ-len có nhiều núi lửa và suối nước nóng.
- Bán đảo Xcan-đi-na-vi phần lớn diện tích là núi và cao nguyên.
c. Khí hậu: lạnh giá vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hạ.
- Phía đông dãy Xcan-đi-na-vi có mùa đông rất giá lạnh, có tuyết rơi; phía tây có mùa đông không lạnh lắm, biển không đóng băng, mùa hạ mát, mưa nhiều.
- Ai-xơ-len là xứ sở của băng tuyết do giáp vòng cực Bắc.
d. Tài nguyên: Quan trọng có dầu mỏ (vùng thềm lục địa biển Bắc), quặng sắt, đồng, uranium, rừng ở bán đảo Xcan-đi-na-vi;
- Diện tích đồng cỏ khá lớn;
- Thủy năng và cá biển.
* Sự khác biệt giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi do:
Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên phía tây có khí hậu ấm và ẩm hơn phía đông. Dãy Xcan-đi-na-vi ngăn ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới nên phía đông dãy có khí hậu lạnh giá về mùa đông.
b. Các nước Bắc Âu đã khai thác tài nguyên thiên nhiên bằng cách:
- Tận dụng được nguồn thuỷ điện dồi dào và rẻ;
- Chú trọng việc phát triển các ngành kinh tế biển;
- Ngành công nghiệp khai thác dầu khí, rừng và sản xuất giấy, đồ gỗ rất phát triển.
=> Tuy các nước Bắc Âu khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế, nhưng việc khai thác rất hợp lí vì được tổ chức có kế hoạch, đi đôi với việc bảo vệ và trồng rừng.
Câu 2:
- Đặc điểm sản xuất nông nghiệp Châu Âu :
Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp:
+ Hộ gia đình: Sản xuất theo hướng đa canh;
+ Trang trại: Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
- Quy mô sản xuất không lớn;
- Nền nông nghiệp tiên tiến, có hiệu quả cao.
- Tỉ trọng chăn nuôi cao hơn trồng trọt.
* Sản xuất nông nghiệp đạt hiêu quả cao do:
- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao;
- Áp dụng các tiến bộ khoa học-kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất;
- Gắn chặt nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
Đặc điểm nông nghiệp Bắc Mỹ:
-Bắc mĩ: có nền nông nghiệp tiên tiến, các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi đa dạng( lúa mì, bông, mía, nho, bò, lợn...). Phân bố chủ yếu ở phía nam Bắc mĩ.
-Trung và nam mĩ: chia ra thành các hình thức sở hữu nông nghiệp=> Trung và nam mĩ có swuj bất hợp lí trong swor hữu ruộng đất.
Câu 3:
Ở phía Tây châu Âu có mưa nhiều hơn và có khí hậu ấm áp hơn phía Đông châu Âu là do:
-Phía Tây Châu Âu:
+Chịu ảnh hưởng bởi dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới
=>ở phía Tây châu âu sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới hải dương (mùa đông không lạnh lắm mùa hè ấm áp) nên mưa nhiều và ấm áp hơn
-phía đông châu âu:
+do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của biển không đáng kể và phía đông còn chịu anh hưởng của khối khí lục địa từ châu á tràn sang, phía đông bắc do nằm gần vòng cực bắc nên ở đây lạnh quanh năm
=>ở phía đông sẽ phát triển môi trường khí hậu ôn đới lục địa và xuất hiện những môi trường hoang mạc bán hoang mạc .
Câu 4:Tan băng ở nam cực là do trái đất đang có hiện tượng nóng dần lên, không khí bị ô nhiễm.
Tan băng ở băng cực làm cho mực nước biển, đại dương dâng cao làm:
> Nhấn chìm mọi lục địa
> Gây ra các đợt sóng thần dữ dội
> Gây ra sự trôi nổi các băng sơn là hiểm họa cho tàu thuyền
> Nước biển dâng lên, con người di dân lên núi
> Các loài sinh vật trên cạn sẽ bị tuyệt chủng
Câu 5:
Mật độ dân số:
+ Toàn châu lục: thấp (3,6 người/km2), dân cư thưa thớt.
+ Mật độ dân số cao nhất: Va-nu-a-tu, thấp nhất: Ô-xtrây-li-a. Các nước có mật độ dân số thuộc loại cao là Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
- Tỉ lệ dân thành thị:
+ Toàn châu lục: tương đối cao (69%).
+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở Ô-xtrây-li-a (85%), tiếp đến là Niu Di-len (77%); thấp nhất là ở Pa-pua Niu Ghi-nê.
Nhận xét chung: Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp, phân bố không đều; tỉ lệ dân thành thị thuộc vào loại cao trên thế giới.