Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trx Bình

Câu 1. (2đ)

a. Xác định tính liên kết có trong đoạn văn trên.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê.

b. Các câu trong đoạn văn sau mắc lỗi gì ? vì sao/ hãy sửa lại cho đúng?

Dê Đen đi đằng này lụi. Dê Trắng đi đằng kia sang. Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suôi. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào.

Câu 2. (3đ) Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em câu chuyện sau:

Có câu chuyện kể rằng “Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.

Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột ngột dừng lại. Bà vừa nhìn thấy một người da đen trong nhóm người da trắng.

Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số người đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi thu về.

Người thứ ba trầm ngâm một lúc trong bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên đến tận cổ, nhìn người đối diện thì thầm : “Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi cho ***** béo ***** kia?”

Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay phải khó nhọc lắm mới có được, tại sao phải chia sẻ cho tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”

Ánh lửa bùng lên một lần cuối cùng, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù “Không, ta không cho phép dùng thanh củi này sưởi ấm cho những gã da trắng đó”.

Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi nếu có ai đó ném phần của họ vèo đống lửa trước”.

Cứ thế, đêm dần xuống. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đổ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau khi những người cứu hộ tới nơi, cả 6 người đều đã chết cóng trong tay vẫn cầm chặt thanh củi.

Câu 3. “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống.” ( Nguyễn Đình Thi) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến trên qua việc phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Lê Thị Hải
4 tháng 3 2020 lúc 8:36

1. Giải thích:

- Thơ là tiếng nói tâm hồn, tình cảm của con người.

- Tình cảm ấy bắt nguồn từ cuộc sống.

- Tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất: chân thành, hồn nhiên.

2. Chứng minh

* Mạch cảm xúc: “Sang thu” là một bức thông điệp lúc giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu đang tới, khoảng khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc và mạch vận động xuyên suốt bài thơ là: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi vào thu.

1. Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về. (khổ 1)

a. Khoảnh khắc giao mùa được Hữu Thỉnh cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác.

- Cảm nhận bằng khứu giác: Hương ổi

+ Hương ổi chín như kết tinh tất cả những hương vị của đất trời và mang linh hồn riêng của chốn làng quê. “Hương ổi” cũng đã diễn tả tinh tế bước đi của thời gian từ hạ sang thu, vốn vô hình nhưng được tác giả cảm nhận rất cụ thể.

+ Động từ “phả” diễn tả sự lan tỏa nồng nàn của hương ổi. Hương ổi chín, thơm nhẹ như lan tỏa bức thông điệp không lời của thiên nhiên.

- Cảm nhận bằng xúc giác: “Gió se” là ngọn gió heo mà thoáng một chút se lạnh, là dấu hiệu đặc trưng của mùa thu.

- Cảm nhận bằng thị giác: Sương thu

+ Không gian mùa thu không chỉ đẫm hương mà còn lãng đãng, giăng mắc bởi sương thu. Hình ảnh sương thu gợi vẻ đẹp huyền ảo góp phần làm nên vẻ đẹp êm đềm, lãng mạn của cảnh sắc thiên nhiên lúc giao mùa.

+ Từ láy “chùng chình” kết hợp với phép nhân hóa “qua ngõ” đã miêu tả tinh tế vận động nhẹ nhàng của làn sương thu. Đó là cái ngõ làng hay là cửa ngõ của thời gian? Sương thu hay là lòng người đang lưu luyến giữa hai mùa. Quả là trong sương có gió, có hương và có cả tình nữa.

b. Những dấu hiệu báo thu sang không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn được cảm nhận bằng tâm hồn.

- Từ “bỗng” diễn tả cảm giác đột ngột, bất ngờ. Từ đó hé mở sự ngỡ ngàng đến ngạc nhiên của nhà thơ khi nhận ra những dấu hiệu, bước chân đầu tiên của mùa thu.

- Từ “hình như” diễn tả cảm giác, phán đoán đầy mơ hồ, không rõ ràng bởi lẽ tất cả đến đột ngột quá, khiến thi sĩ lúng túng, xao xuyến, dường như vẫn chưa tin hẳn là thu đã sang nên chỉ đưa ra một phán đoán, đoán định mà thôi.

2. Cảm nhận sự thay đổi cảnh vật đất trời lúc sang thu. (khổ 2)

a. Hình ảnh dòng sông + đàn chim.

- Trong hai câu thơ đầu, tác giả tạo ra một sự đối xứng giữa cánh chim và dòng sông, giữa cao và thấp, giữa mặt đất và bầu trời, mở ra một khoảng không gian bát ngát, rộng mở, mênh mông.

- Từ láy “dềnh dàng”, “vội vã” đã nhân hóa hình ảnh dòng sông và cánh chim, vừa tạo ra sự tương phản vừa bộc lộ những quan sát tinh tế hiện tượng thiên nhiên, khiến khoảng khắc sang thu như có linh hồn.

- Dòng sông và cánh chim đều được miêu tả trong trạng thái chuyển động nhưng là sự chuyển động trái ngược nhau. Sông không gấp gáp, cuồn cuộn như mưa lũ mùa hạ mà “dềnh dàng”, thong thả, lững lờ trôi như lắng lại, như trầm xuống suy tư. Ngược với dòng sông là cánh chim “vội vã” để chuẩn bị đi tránh rét. Đọc được trạng thái “bắt đầu” ấy của cánh chim chứng tỏ tâm hồn thi nhân tinh tế biết chừng nào.

b. Hình ảnh mây mùa thu.

- Về mặt không gian: Hình ảnh đám mây là hình ảnh thiên nhiên ở không gian tầng cao, là một nét phác thảo hoàn chỉnh bức tranh mùa thu. Đám mây mỏng, mềm mại như một dải lụa, như chiếc khăn voan, là hình ảnh chân thực, mở ra không gian mùa thu êm đềm, trong trẻo.

- Về mặt thời gian: Linh hồn 2 câu thơ nằm ở chữ “vắt”. Phép nhân hóa đặc sắc đã diễn tả tinh tế khoảnh khắc giao mùa thú vị. Hình ảnh mây thể hiện sự liên tưởng tài hoa: Mây có tên là “mây mùa hạ”, nhưng một nửa đã thuộc về mùa thu. Bước đi của thời gian đã được hình tượng hóa, trở nên hữu hình, thi vị.

=> Tóm lại, khổ thơ thứ hai đã phác họa rõ nét sự đổi thay của cảnh vật lúc sang thu. Sự cảm nhận tinh tế ấy xuất phát từ một hồn thơ giàu rung cảm và tài năng.

3. Cảm nhận mùa thu trong sự suy nghĩ, chiêm nghiệm.

a. Những hiện tượng của mùa hạ mờ nhạt dần và mùa thu trở nên đậm nét hơn.

- Nắng (vẫn còn) – Mưa (đã vơi) – Sấm (cũng bớt) – Hàng cây (đứng tuổi).

- Các tín hiệu sang thu vẫn còn lấp lửng giữa hai mùa. Nhưng dường như dấu hiệu của mùa thu đã lộ rõ hơn: vẫn nắng, mưa, sấm, chớp như mùa hạ nhưng mức độ đã khác, lắng dần, chừng mực và ổn định hơn. Thiên nhiên đất trời của những mùa hè sôi động dường như đang dần nhường chỗ cho bước chân của mùa thu.

- Cách sử dụng từ ngữ rất độc đáo: những từ “đã”, “vẫn còn”, “cũng” mang sắc thái khẳng định về những dấu hiệu của mùa hè. Những từ chỉ số lượng “bao nhiêu”, “vơi dần” không xác định số lượng cụ thể nhưng lại phù hợp với thiên nhiên lúc thu sang.

b. Hình ảnh hàng cây đứng tuổi gợi suy ngẫm về đời người lúc chớm thu

- Câu thơ “Hàng cây đứng tuổi” được đặt ở vị trí rất quan trọng: kết thúc bài thơ. Khiến câu thơ như một bản lề khép lại bài thơ đồng thời cũng như mở ra một thế giới khác: thế giới từ cây – thiên nhiên sang thế giới con người.

+ Thế giới cây: “Cây đứng tuổi” là cây đã trưởng thành, già dặn, vững chắc, không còn run rẩy trước những mưa giông và sơn sấm chớp của mùa thu.

+ Thế giới người: Phép nhân hóa “đứng tuổi” tạo nên hình ảnh thấm thía, đẩy hình tượng thơ từ miêu tả sang biểu hiện, từ cảm xúc sang suy tư, từ cụ thể sang khái quát: vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm chớp, bão giông khi thu sang gợi liên tưởng đến sự chín chắn, từng trải của con người sau những cơn giông bão của cuộc đời.

=> Câu thơ của Hữu Thỉnh mang tầm khái quát và giàu triết lí, chiêm nghiệm, suy tư: Khi đã từng trải, con người sẽ vững vàng hơn trước những thử thách của cuộc đời.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Hải
4 tháng 3 2020 lúc 8:34

Câu 1:

a. Liên kết về nội dung: các câu văn miêu tả hình dáng cây sầu riêng.

b. Dê Đen và Dê Trắng cùng đi qua một chiếc cầu. Dê Đen đi đằng này lại. Dê Trắng đi kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Cuối cùng, chúng húc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suối.

Câu 2: Nghị luận vấn đề: Tình yêu thương, yêu thương những người khác mình.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Bùi Thị Minh Phương
Xem chi tiết
Vân Van
Xem chi tiết
Lê Quang Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Quỳnh Trần Thị Thúy
Xem chi tiết
Thảo Linh
Xem chi tiết
Mai Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hà Trang
Xem chi tiết
Hàn Nguyệt Băng
Xem chi tiết