Tập làm văn lớp 7

Phương Thảo

Cảm nhânk về k gian và thời gian biểu diễn ca huế-bai Ca Huế trên sông Hương

Linh Phương
16 tháng 5 2017 lúc 20:14

Cả không gian, ánh trăng, mặt nước, lòng người cùng bừng lên bới những âm thanh của các loại nhạc khí hoà hợp với giọng ca dìu dặt, uyển chuyển của các ca công. Những bản nhạc cổ mang những cái tên độc đáo : "lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ..." ngân lên dưới các ngón đàn tài hoa, trau chuốt "nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi...". Tiếng đàn khoan nhặt làm xao động tận đáy hồn người. Những lời ca cũng ngân lên hoà trong thanh sắc của tiếng đàn, nhịp phách. Khúc điệu Nam - Nam ai, Nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn. Khúc tứ đại cảnh mang âm hướng điệu Bắc pha điệu Nam không buồn không vui mà làng lủng biết bao nỗi niềm. Tiếng chuông bên chàu Thiên Mụ đã vang lên nhưng âm thanh trong thuyền vẫn còn vang vẫn còn những bản khúc ca lưu luyến lòng người. Không gian như lắng đọng, để mặc cho những bài hò, những âm thanh của tiếng nhạc ngân nga giữa dòng sông Hương. Tất cả, âm thanh, lời hát, ánh trăng, sóng nước, tâm hồn người nghệ sĩ và người thưởng thức hoà quyện với nhau khi sôi nổi, tươi vui, lúc bâng khuâng, tiếc thương, ai oán, khi thong thả, trang trọng, lúc dồn dập, thiết tha gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch,... Nhà văn Hà Ánh Minh thật tinh tế, đắm say khi vừa miêu tả phong cảnh, vừa ghi âm các bản nhạc, lời ca, vừa suy ngẫm, nhận diện tên các tác phẩm dân gian đặc sắc xứ Huế. Hoà trong cảm nhận, nghĩ suy ấy của tác giả, chúng ta hiểu thêm nhiều điệu thức, bài ca độc đáo của Huế mộng và thơ...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
-.-Nha Đầu Ngốc -.-
Xem chi tiết
Hoàng Kim Hồng
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Trường Chinh
Xem chi tiết
nguyễn hoàng lê thi
Xem chi tiết
Duzaconla
Xem chi tiết
Phạm Gia Bách
Xem chi tiết
Long Kỳ
Xem chi tiết
Duzaconla
Xem chi tiết
Dorayaki
Xem chi tiết