Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhóc Họ Lê

Cảm nhận về đoạn thơ sau

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm sao xuyến\

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Trần Mai Quyên
22 tháng 4 2020 lúc 19:30

Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nổi trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.

Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:

Ta nhập vào hòa ca

Mội nốt trầm xao xuyến

Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.

Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ

Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dâng cho đời

Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khỉ tóc bạc

Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giả sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay đổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.

Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.


Trần Mai Quyên
22 tháng 4 2020 lúc 19:31
Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế. Vùng đất hữu tình với con sông Hương thơ mộng và núi Ngự Bình trang nghiêm vun đắp cho hồn thơ Thanh Hải bay cao. Vốn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, Thanh Hải là người có công đầu trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Những tác phẩm của ông được bao thế hệ bạn đọc nhắc mãi như “ Mồ anh hoa nở”, “Những đồng chí trung kiên”. Nhưng nhắc đến thơ Thanh Hải, người ta thường nghĩ ngay đến bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tác phẩm được nhà thơ sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu. Đó là tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ bày tỏ ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc. Khát vọng ấy được Thanh Hải thể hiện rõ qua hai khổ bốn và năm của bài thơ: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc…” Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hoà nhập. Tác giả không mơ một giấc mơ vĩ đại, không ước vọng lớn lao, chỉ là những mong muốn đơn sơ bình dị: “ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.” Xin làm một tiếng chim hót hoà trong muôn vạn tiếng chim cất cao tiếng hót chào mừng xuân mới, xin làm một cành hoa trong muôn vạn cánh hoa âm thầm khoe sắc tỏa hương thơm cho cuộc đời chung, xin làm một nốt nhạc trầm trong bản đồng ca của dân tộc ca ngợi non sông đất nước đang đổi mới. Ước nguyện của nhà thơ sao mà đáng yêu, gần gũi lạ kì. Đó chính là sự chiếu ứng của hình ảnh “bông hoa tím biếc”và âm thanh tiếng chim chiền chiện ở khổ thơ thứ nhất. Đọc từng câu thơ, ta thấy nhịp thơ hối hả, gấp rút như nhịp sống quê hương, như ước mong cháy bỏng mà khiêm tốn của nhà thơ được dâng hiến cho đời. Tâm hồn của tác giả hoà vào mùa xuân đất nước, thôi thúc mạnh mẽ nhưng cũng rất âm thầm: “ Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời” Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi con người, mỗi sự cống hiến được ví như một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ quốc. Đó cũng là nguyện ước nhỏ bé của nhà thơ, muốn được mãi mãi làm việc, hi sinh, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước bất chấp sự thử thách của thời gian, tuổi tác “ Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc ” Lời thơ rắn rỏi, điệp ngữ "dù là" khẳng định thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng tiếp tục âm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến trở thành lẽ sống trong cuộc đời tác giả. Lời thơ không chỉ là ước nguyện của riêng một nhà thơ mà còn là lời kêu gọi mọi người hãy chung vai gắng sức xây dựng một cuộc đời tươi đẹp trong tương lai. Tâm nguyện này, ta bắt gặp đâu đó trong những vần thơ của Tố Hữu : “ Nếu là con chim, chiếc lá Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ” Sự hi sinh âm thầm, lặng lẽ hiến dâng tài năng, sức lực, tuổi trẻ cho cuộc đời nào phải chỉ có trong thơ Tố Hữu, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” cũng đã khắc họa nên bức chân dung nhân vật anh thanh niên cùng nhiều nhân vật khác. Họ chính là minh chứng sinh động nhất của hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ ” mà Thanh Hải gửi gắm đến chúng ta qua bài thơ cuối đời của ông. Tóm lại, hai khổ thơ bốn và năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ ” đã làm lay động tâm hồn người đọc, không chỉ bởi chất nhạc vấn vương, không chỉ bởi giai điệu vừa thiết tha vừa hào hùng thôi thúc mà còn bởi nguyện ước chân thành và khiêm tốn của nhà thơ. Nguyện ước ấy đâu còn của riêng Thanh Hải. Đọc những vần thơ của ông, ta tự nhủ phải làm gì để không hổ thẹn với những người đi trước , hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm đối với đất nước quê hương ? Tất cả được thể hiện bằng những việc làm cụ thể ở hôm nay. Bài làm 2 "Nếu là con chim, chiếc lá, Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình." (Tố Hữu) Tố Hữu - nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải - đã viết trong bài "Một khúc ca xuân" những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" trước lúc ra đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam. Thanh Hải đã thể hiện "tâm nguyện thật thiết tha, cảm động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời rõ nhất trong hai khổ thơ 4, 5: Sau những dòng thơ dâng tràn tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào, lạc quan, tin yêu đối với đất nước, dân tộc Thanh Hải chuyển sang giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người. Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết: "Ta làm con chim hót, Ta làm một cành hoa. Ta nhập vào hoà ca, Một nốt trầm xao xuyến" Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một "nốt trầm xao xuyến" không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để "nhập"vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ "ta" như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình. Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Thái độ 'lặng lẽ dâng cho đời" nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ "dù là" ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" ở cuối bài như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ. Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi. Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất... Và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.
👁💧👄💧👁
22 tháng 4 2020 lúc 19:32

Bài làm

Thanh Hải (1930-1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế, ông là cây bút có công góp phần x/dựng nền v/học miền nam từ những ngày đầu. T/phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của ông ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, mùa xuân đất nước và sự lạc quan, khao khát hiến dâng cho đời, một vườn xuân cho tổ quốc. Thi phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về khát vọng cống hiến cao đẹp được gửi gắm qua khổ thơ:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

...

Dù là khi tóc bạc”

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác tháng 11/1980 nhưng không lâu sau ông qua đời. Đây là món quà cuối cùng mà ông dâng tặng cho Tổ quốc trước khi về cõi vĩnh hằng.

Rung cảm thiết tha trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện cống hiến khiêm nhường: “Ta làm ... một nốt trầm”. Điệp ngữ “Ta làm” đã nhấn mạnh ước nguyện chân thành. Tác giả muốn làm một con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm đó là hình ảnh ẩn dụ cho một ước nguyện cống hiến nhỏ bé, giản dị, khiêm nhường mà ý nghĩa. Thanh Hải muốn làm con chim để dâng hiến tiếng hót hay làm cành hoa để dâng hương sắc cho đời, làm nốt trầm nhưng phải là nốt trầm xao xuyến để bản hòa ca của dân tộc thêm phần lắng sâu. Lời thơ vang lên như lời ca cho nên nói: “ Thi trung hữu nhạc là ở đây”.Ở khổ đầu, nhân vật trữ tình xưng “tôi”: “ Tôi đưa tay ra hứng” một cách kín đáo, lặng lẽ nhưng ở đây lại dùng từ “ta” . Vì sao vậy?

Đó là sự chuyển đổi cái “tôi” cá nhân nhỏ bé sang “ta” cái chung rộng lớn. Bài thơ có sự ứng chiếu trong kết cấu. H/ảnh “bông hoa tím” “ con chiền chiện” là những h/ảnh giản dị và đặc trưng của mùa xuân nhưng đến khổ thơ này đã được nâng cao lên thành “Mùa xuân nho nhỏ” :

Một mùa xuân nho nhỏ

...

Dù là khi tóc bạc”

Cách dùng từ giản dị mà gợi cảm: “ nho nhỏ, lặng lẽ” đã gợi ra những cống hiến những cống hiến nhỏ bé, lặng thầm của con người, của cái tôi nhỏ bé nhưng giản dị mà cao đẹp trong c/sống. Thanh Hải muốn nói nếu một người biết cống hiến “một mùa xuân nho nhỏ” thì sẽ làm cho vườn xuân đất nước thêm phần ngát hương. Điệp ngữ “ dù là” vừa tạo nhạc tình vừa nhấn mạnh ước nguyện cống hiến ấy. Hai h/ảnh đối lập, hoán dụ: “ tuổi hai mươi, khi tóc bạc” đã k/định sự cống hiến của con người trong bất kì thời điểm nào trong cuộc đời cũng đáng quý, đáng trân trọng cảm động và khâm phục biết bao. Khi đọc những vần thơ như lời tổng kết cuộc đời thì “ dù là tuổi hai mươi” khi t/giả mải tham gia k/chiến hay “ khi tóc bạc” thì Thanh Hải vẫn lặng lẽ dâng cho thơ, cho đời.

Với thể thơ năm chữ và giọng thơ trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca và điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa với hình ảnh đẹp, gợi cảm trong thơ đã làm lay động người đọc trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước, tinh thần lạc quan, yêu đời của Thanh Hải.

Đoạn thơ trên đã để lại những ấn tượng đẹp về khát vọng cống hiến giản dị mà cao đẹp của Thanh Hải cho đất nước. Có lẽ vì thế mà hơn ba mươi mùa xuân đã đi qua nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” vẫn sống mãi trong lòng những người yêu thơ, vẫn là khúc ca ngân nga mỗi độ xuân về. Nó nhắc nhở cho mỗi con người hãy là một “mùa xuân nho nhỏ” để vườn xuân đất nước mãi ngát hương.

👁💧👄💧👁
22 tháng 4 2020 lúc 19:36

Thanh Hải (1930-1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế, ông là cây bút có công góp phần xây dựng nền văn học miền nam từ những ngày đầu. Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của ông ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, mùa xuân đất nước và sự lạc quan, khao khát hiến dâng cho đời, một vườn xuân cho tổ quốc. Thi phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về khát vọng cống hiến cao đẹp được gửi gắm qua khổ thơ:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

...

Dù là khi tóc bạc”

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác tháng 11/1980 nhưng không lâu sau ông qua đời. Đây là món quà cuối cùng mà ông dâng tặng cho Tổ quốc trước khi về cõi vĩnh hằng.

Rung cảm thiết tha trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện cống hiến khiêm nhường: “Ta làm ... một nốt trầm”. Điệp ngữ “Ta làm” đã nhấn mạnh ước nguyện chân thành. Tác giả muốn làm một con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm đó là hình ảnh ẩn dụ cho một ước nguyện cống hiến nhỏ bé, giản dị, khiêm nhường mà ý nghĩa. Thanh Hải muốn làm con chim để dâng hiến tiếng hót hay làm cành hoa để dâng hương sắc cho đời, làm nốt trầm nhưng phải là nốt trầm xao xuyến để bản hòa ca của dân tộc thêm phần lắng sâu. Lời thơ vang lên như lời ca cho nên nói: “ Thi trung hữu nhạc là ở đây”.Ở khổ đầu, nhân vật trữ tình xưng “tôi”: “ Tôi đưa tay ra hứng” một cách kín đáo, lặng lẽ nhưng ở đây lại dùng từ “ta” . Vì sao vậy?

Đó là sự chuyển đổi cái “tôi” cá nhân nhỏ bé sang “ta” cái chung rộng lớn. Bài thơ có sự ứng chiếu trong kết cấu. Hình ảnh “bông hoa tím” “ con chiền chiện” là những hình ảnh giản dị và đặc trưng của mùa xuân nhưng đến khổ thơ này đã được nâng cao lên thành “Mùa xuân nho nhỏ” :

"Một mùa xuân nho nhỏ

...

Dù là khi tóc bạc”

Cách dùng từ giản dị mà gợi cảm: “ nho nhỏ, lặng lẽ” đã gợi ra những cống hiến những cống hiến nhỏ bé, lặng thầm của con người, của cái tôi nhỏ bé nhưng giản dị mà cao đẹp trong cuộc sống. Thanh Hải muốn nói nếu một người biết cống hiến “một mùa xuân nho nhỏ” thì sẽ làm cho vườn xuân đất nước thêm phần ngát hương. Điệp ngữ “ dù là” vừa tạo nhạc tình vừa nhấn mạnh ước nguyện cống hiến ấy. Hai hình ảnh đối lập, hoán dụ: “ tuổi hai mươi, khi tóc bạc” đã khẳng định sự cống hiến của con người trong bất kì thời điểm nào trong cuộc đời cũng đáng quý, đáng trân trọng cảm động và khâm phục biết bao. Khi đọc những vần thơ như lời tổng kết cuộc đời thì “ dù là tuổi hai mươi” khi tác giả mải tham gia kháng chiến hay “ khi tóc bạc” thì Thanh Hải vẫn lặng lẽ dâng cho thơ, cho đời.

Với thể thơ năm chữ và giọng thơ trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca và điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa với hình ảnh đẹp, gợi cảm trong thơ đã làm lay động người đọc trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước, tinh thần lạc quan, yêu đời của Thanh Hải.

Đoạn thơ trên đã để lại những ấn tượng đẹp về khát vọng cống hiến giản dị mà cao đẹp của Thanh Hải cho đất nước. Có lẽ vì thế mà hơn ba mươi mùa xuân đã đi qua nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” vẫn sống mãi trong lòng những người yêu thơ, vẫn là khúc ca ngân nga mỗi độ xuân về. Nó nhắc nhở cho mỗi con người hãy là một “mùa xuân nho nhỏ” để vườn xuân đất nước mãi ngát hương.

P/s: Tự viết nhé.


Các câu hỏi tương tự
Thanh Vy
Xem chi tiết
Kau Nhok Tinh Nghich
Xem chi tiết
Thanh Yến
Xem chi tiết
Châu Giang Nguyễn
Xem chi tiết
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết
Ma Thị NGọc Trà
Xem chi tiết
Thanh Hà
Xem chi tiết
Kenji Bin
Xem chi tiết
Phan Cả Phát
Xem chi tiết