Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đinh Thị Như Hà

Cảm nhận khổ 2 và khổ 4 của bài thơ nhớ rừng. Chỉ ra khung cảnh thiên nhiên ở 2 khổ thơ này có gì khác biệt và vì sao lại có sự khác biệt đó

Nhờ mn giúp vs ạ . Mốt mk phải nạp rùi.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn
4 tháng 2 2020 lúc 14:37

Khổ 2: Tình thương nỗi nhớ và tiếc nuối về một thời oanh liệt

- Dù bị thất thế sa cơ nhưng mãnh hổ không chịu khuất phục. Nó mơ về, sống mãi trong tình thương nỗi nhớ thuở tung hoành hống hách của ngày xưa với đại ngàn, với muôn loài. Dòng hồi tưởng ấy thật say sưa, da diết, tiếc nuối, kiêu hãnh, tự hào.

- Nhớ cảnh sơn lâm hùng vĩ, bóng cả, cây già, nhớ tiếng... giọng.. hét... thét... dữ dội... Nỗi nhớ lại càng trở nên da diết, linh thiêng, lớn lao, mãnh liệt, dữ dội hơn khi rơi vào cảnh thân tù.

- Nhớ bước chân lên dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng trong bản trường ca đại ngàn đang tấu lên hoành tráng... Nhịp điệu uyển chuyển của những câu thơ tám chữ và những ngôn ngữ sinh động giàu chất gợi (bước, vờn, lượn, quắc, nhịp nhàng, dõng dạc, âm thầm) đã tạo nên hình tượng một chúa tể rừng xanh vừa mềm mại, dẻo dai, uyển chuyển, vừa tự tin, oai phong lẫm liệt, dũng mãnh phi thường. Mỗi khi xuất hiện giữa chốn thảo hoa lá gai, cỏ sắc chỉ có quắc mắt thần là khiến cho mọi vật phải im hơi lặng tiếng. Vì "Ta biết ta chúa tể của muôn loài."

Khổ 4: Thực tại bi đát của chúa tể sơn lâm

- Mãnh hổ uất hận không chỉ vì bị hạ bệ, bị giam hãm, bị coi như một thứ đồ chơi mua vui mà còn uất hận bởi những thứ tầm thường giả dối xung quanh. Tầm thường nhưng lại chẳng bao giờ chịu thay đổi. Tất cả cảnh vật chỉ là sự sắp đặt, giả tạo: chăm, xén, lối phẳng, cây trồng, giả suối, bắt chước... đối lập hoàn toàn với vẻ đẹp khoáng đạt của tự nhiên nơi hoang dã đại ngàn. Bởi thế, tâm trạng nó càng đau đớn, day dứt, chán ghét thực tại hơn.

-> Bút pháp ảnh hưởng sâu đậm chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn không hòa nhập với thế giới của cái tầm thường, bắt chước, vô nghĩa mà luôn khao khát hướng tới cái cao cả, phi thường, kì vĩ.

Nhận xét

- Khung cảnh của hai khổ thơ có sự khác nhau:

+ Khổ 2 là khung cảnh tự nhiên, khổ 4 là nhân tạo, giả dối.

+ Khổ 2 hiện lên trong tình thương nỗi nhớ, khổ 4 là thời gian hiện tại.

+ Niềm tự hào của chúa tể sơn lâm thể hiện ở khổ 2 vì đó là khung cảnh tự nhiên, nơi nó là người làm chủ. Ở khổ 4 thể hiện niềm uất hận vì bắt chước nơi rừng thiêng của nó, nơi nó trở thành trò chơi, bị giam hãm.


Các câu hỏi tương tự
Lê Hoàng minh lê
Xem chi tiết
Mai Diệu Xuân
Xem chi tiết
Lulyliu
Xem chi tiết
Moon Bé
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
Mai Vũ Kiều Vy
Xem chi tiết
_Banhdayyy_
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Chi
Xem chi tiết
I Love Literature
Xem chi tiết