Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thu hà anh

Các bạn làm ơn giúp mình những câu sau nhé . Ai làm nhanh và đúng nhất mk tich cho. Làm ơn giúp mk đi nha sắp thi cuối kì rùi !

Câu 1 Trình bày tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê Sơ ? Em có nhận xét gì về tình hình văn học thời Lê Sơ ?

Câu 2 Trình bày diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài ?

Trình bày diễn biến chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút

Câu 3 Hãy trình bày tóm tắt cuộc tiến quân cuả vua Quang Trung đại phá Quân Thanh vào dịp Tếvà Kỉ Dậu (1789)

Câu 4 Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi , phát triển kinh tế , ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc

Câu 5 Trình bày đường lối ngoại giao của Quang Trung ? Đường lối ngoại giao đó có ý nghĩa như thế nào ?

Câu 6 Nhận xét vai trò của hoàng đế Trần Nhân Tông với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ?

vy. vy
12 tháng 4 2019 lúc 22:36

1.

- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.

- Nhà nước sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

2.Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay năm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.
Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.
Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường
ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).
ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam - Bắc triều kết thúc về cơ bản. Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh", ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tôn hại cho sự phát triển của đất nước.

3.

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc -> Nghệ An – Thanh Hóa Quang Trung đều tuyển thêm người. Từ Tam Hiệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo: Đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy -> Thăng Long Đạo thứ 2, 3: Đánh vào Tây Nam Thăng Long Đạo thứ tư: Tiến ra Hải Dương Đạo thứ 5: tiến ra Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc. Đêm 30 tết Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu. Mồng 3 Tết quân ta vây đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới đầu hàng. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi bỏ chạy toán loạn. Cùng lúc đó , đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa. Tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị và vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn chiến thắng tiến vào Thăng Long

4.

Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.

=> Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

* Về văn hóa, giáo dục:

- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

- Dùng chữ Nôm làm chữ viết thức của nhà nước.

- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

5.

* Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:

- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở phía Nam: kiên quyết tiến quân, tiêu diệt hoàn toàn.

* Ý nghĩa:

- Tránh tình trạng nội chiến, chia cắt đất nước.

- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, tạo hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

6. so ri ko bít câu cuối nhé






Các câu hỏi tương tự
Mề ta nì su ề
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Mạnh
Xem chi tiết
Khoa Holly
Xem chi tiết
Người Vô Hình
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Thành
Xem chi tiết
Quyen Nguyen Hanh Bao
Xem chi tiết
Đoàn Thị Diễm My
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết