d. Hàm MAX:
- Cú pháp: MAX(phạm vi)
- Công dụng: Trả về giá trị là số lớn nhất trong phạm vi.
- Ví dụ: Để biết điểm cao nhất của sinh viên thì dùng công thức:
MAX(E2:E6) = 7.9
e. Hàm MIN:
Cú pháp: MIN(phạm vi)
- Công dụng: Trả về giá trị là số nhỏ nhất trong phạm vi.
- Ví dụ: Để biết điểm thấp nhất của sinh viên thì dùng công thức:
MIN(E2:E6) = 6.8
f. Hàm AVERAGE:
- Cú pháp: AVERAGE(phạm vi)
- Công dụng: Trả về giá trị là trung bình cộng của các ô trong phạm vi.
- Ví dụ: Để biết điểm trung bình của tất cả sinh viên thì dùng công thức:
AVERAGE(E2:E6) = 7.36
g. Hàm SUM:
- Cú pháp: SUM(phạm vi)
- Công dụng: Trả về giá trị là tổng các ô trong phạm vi
- Ví dụ: Để tính tổng của tất cả các sinh viên thì ta dùng công thức
SUM(E2:E6) = 36.8
d. Hàm LEFT:
- Cú pháp: LEFT(s, n)
- Công dụng: Trích ra n ký tự của chuỗi s kể từ bên trái.
- Ví dụ: LEFT(“EXCEL”,2) = “EX”
e. Hàm RIGHT:
- Cú pháp: RIGHT(s, n)
- Công dụng: Trích ra n ký tự của chuỗi s kể từ bên phải.
- Ví dụ: RIGHT(“EXCEL”,2) = “EL”
f. Hàm MID:
- Cú pháp: MID(s, m, n)
- Công dụng: Trích ra n ký tự của chuỗi s kể từ vị trí thứ m.
- Ví dụ: MID(“EXCEL”,3,2) = “CE”
4. Hàm xếp vị thứ (RANK)
- Cú pháp: RANK(X, Khối, n)
- Công dụng: Xếp vị thứ cho giá trị X trong khối. Trong đó, n là tham số qui định cách sắp xếp:
+ Nếu n = 0 ( hoặc không có tham số này) thì kết quả sắp xếp theo kiểu lớn đứng trước, nhỏ đứng sau.
+ Nếu n khác 0 thì kết quả sắp xếp theo kiểu nhỏ đứng trước, lớn đứng sau