Soạn ngữ văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Phương Linh

các bạn giúp mình nha

soạn cho mình bài văn 6 tập 1 bài cụm động từ

tình từ và cụm tính từ nha nếu ko soạn được cả 3 thì soạn cho mình 1 trong 3 phần đó nha

Chillwithme
4 tháng 12 2017 lúc 20:08
Soạn bài: Cụm động từ

I. Cụm động từ là gì?

Câu 1:

Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra:

đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi

cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra

Câu 2:

- Lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra.

- Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.

Câu 3:

Cụm động từ đã đi nhiều nơi làm vị ngữ trong câu: Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi.

Cụm động từ làm chủ ngữ (không đi kèm phụ ngữ trước) trong câu: Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên.

Các cụm động từ này đều có ý nghĩa đầy đủ hơn, và cấu tạo phức tạp hơn so với một động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

II. Cấu tạo của cụm động từ

Mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu ở phần I

Cụm động từ

III. Luyện tập

Câu 1: Các cụm động từ:

a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà

b. yêu thương Mị Nương hết mực;muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

c. đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Câu 2: Chép các cụm động từ trên vào mô hình cụm động từ:

Cụm động từ

Câu 3:

- Phụ ngữ: chưa thể hiện sự lúng túng của người cha, đang loay hoay tìm cách trả lời.

- Phụ ngữ: không thể hiện sự bối rối, không xử trí được tình huống của viên quan.

Cả hai từ chưa và không đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ:

+ chưa có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại

+ không hàm nghĩa phủ định hoàn toàn

- Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha còn chưa nghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quan không biết trả lời thế nào

Câu 4: Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ trong câu đó.

Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.

Cụm động từ: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.

Chillwithme
4 tháng 12 2017 lúc 20:09
Soạn bài: Cụm động từ

I. Cụm động từ là gì?

Câu 1:

Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra:

đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi

cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra

Câu 2:

- Lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra.

- Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.

Câu 3:

Cụm động từ đã đi nhiều nơi làm vị ngữ trong câu: Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi.

Cụm động từ làm chủ ngữ (không đi kèm phụ ngữ trước) trong câu: Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên.

Các cụm động từ này đều có ý nghĩa đầy đủ hơn, và cấu tạo phức tạp hơn so với một động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

II. Cấu tạo của cụm động từ

Mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu ở phần I

Cụm động từ

III. Luyện tập

Câu 1: Các cụm động từ:

a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà

b. yêu thương Mị Nương hết mực;muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

c. đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Câu 2: Chép các cụm động từ trên vào mô hình cụm động từ:

Cụm động từ

Câu 3:

- Phụ ngữ: chưa thể hiện sự lúng túng của người cha, đang loay hoay tìm cách trả lời.

- Phụ ngữ: không thể hiện sự bối rối, không xử trí được tình huống của viên quan.

Cả hai từ chưa và không đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ:

+ chưa có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại

+ không hàm nghĩa phủ định hoàn toàn

- Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha còn chưa nghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quan không biết trả lời thế nào

Câu 4: Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ trong câu đó.

Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.

Cụm động từ: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.

So Yummy
4 tháng 12 2018 lúc 17:01
Soạn bài: Cụm động từ Cụm động từ là gì?

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các động từ đứng trước và sau nó.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Khi lược bỏ các từ in đậm, người đọc sẽ không thể hiểu được nghĩa mà câu biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ in đậm giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa của câu.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tìm cụm động từ và đặt câu:

- Bố em đang chơi cầu lông → cụm động từ cũng giống như động từ là làm vị ngữ trong câu, giúp biểu đạt trọn nghĩa của câu.

Cấu tạo của cụm động từ

Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Mô hình cấu tạo của các cụm động từ đã dẫn ở phần I:

Phụ ngữ trướcĐộng từ trung tâmPhụ ngữ sau

đã đi nhiều nơi
cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người

Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tìm cụm động từ và đặt câu:

- Các từ ngữ có thể làm phụ ngữ trước: đã, sẽ, đang(chỉ thời gian); hãy, đừng, chớ (chỉ mệnh lệnh); không, chưa, chẳng (chỉ phủ định); cũng, vẫn, cứ, còn...(sự đồng nhất, tiếp diễn).

- Các từ ngữ có thể làm phụ sau bổ sung ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, mục đích,...

Luyện tập

Câu 1 + 2 (trang 149 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Phụ trướcĐộng từ trung tâmPhụ sau

còn đang đùa nghịch ở sau nhà
yêu thương Mị Nương hết mực
muốn kén cho con...
đành tìm cách giữ sứ thần...
đi hỏi ý kiến...

Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các phụ ngữ in đậm chưa, không thể hiện sự lúng túng, sự bối rối của người cha và viên quan. Trong khi cả hai chưa biết trả lời thế nào thì em bé đã thể hiện được trí thông minh của mình.

Câu 4 (trang 149 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

“Truyện Treo biển đã phê phán nhẹ nhàng những con người thiếu lập trường trong xã hội”


Các câu hỏi tương tự
đỗ thị thu giang
Xem chi tiết
Lương Khánh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
Lương Khánh Huyền
Xem chi tiết
Le Hao
Xem chi tiết
Hoa Hồng
Xem chi tiết
7A2
Xem chi tiết
đỗ thị thu giang
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Ngọc Ánh
Xem chi tiết