Đề cương ôn tập văn 10 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Lê Vinh

"ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động" hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài ca dao hài hước số 1 trong sách ngữ văn.
giúp mình với mình bí lắm rồi!!

Thảo Phương
12 tháng 11 2019 lúc 14:14

Tiếng cưới tự trào, vui tươi hóm hỉnh (bài 1)

* Lời dẫn cưới của chàng trai:

- Sử dụng biện pháp liệt kê, chàng trai đưa ra một loạt vật dẫn cưới: voi, trâu bò, chuột béo.

- Lối nói khoa trương, cường điệu, phóng đại: Chàng trai định dẫn cưới bằng những lễ vật rất có giá trị.

⇒ Chàng trai đang tưởng tượng về một lễ cưới linh đình, sang trọng. Đó là ước mơ của những chàng trai thôn quê về một ngày vu quy sung túc.

- Cách nói giảm dần từ voi – trâu – bò và cuối cùng dừng lại ở con chuột béo: Tái hiện lại hành trình từ tưởng tượng đến trở về với hiện thực của chàng trai.

- Thủ pháp tương phản đối lập được sử dụng tài tình, khéo léo để nói về hiện thực: Dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – máu hàn, dẫn bò – co gân.

⇒ Lời giải thích hợp tình hợp lí, chính đáng vì lí do chấp hành pháp luật, lo cho sức khỏe họ hàng hai bên chứ không phải vì chàng trai không có.

⇒ Cách nói thể hiện sự hài hước, dí dỏm, đáng yêu, thông minh của chàng trai.

- Chi tiết hài hước: “Miễn là có thú bốn chân/dẫn con chuột béo mời dân mời làng”

+ Thú bốn chân gợi ra hình ảnh những con vật to lớn, có giá trị

+ Con chuột béo: Loài vật nhỏ bé, có hại và bị người nông dân ghét bỏ.

+ Sự bất thường của chi tiết: Xưa nay chưa từng thấy ai mang chuột đi hỏi vợ và cũng không thể có một con chuột nào to lớn để có thể mời dân mời làng.

⇒ Chi tiết hài hước vừa đem lại tiếng cười sảng khoái, vừa thể hiện sự vui tươi, hóm hỉnh của chàng trai, một tâm hồn lạc quan, phóng khoáng, yêu đời.

* Lời thách cưới của cô gái

- Thái độ của cô gái

+ Trước lời dẫn cưới của chàng trai cô gái “lấy làm sang”.

⇒ Đây là cô gái dí dỏm, vui tươi không kém bạn đời

+ Lời nói “Nỡ nào em lại phá ngang”

⇒ Ý nhị, khiêm tốn, thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai

- Thủ pháp tương phản đối lập: người ta – nhà em, lợn gà – nhà khoai lang

⇒ Sự độc đáo, bất thường trong lời thách cưới bởi những lễ vật ấy bình dị đến mức tầm thường. Chính điều này đã tạo nên tiếng cười đùa vui, hóm hỉnh

- Lời giải thích của cô gái về yêu cầu của mình:

+ Cách nói giảm dần: To – nhỏ - mê – rím – hà

⇒ Cô gái sẵn sàng đón nhận những lễ vật tầm thường, không cần lựa chọn, sắp xếp gì.

+ Lễ vật được cô chia phần, sắp xếp hợp lí: Mời làng, mời họ, con trẻ, lợn gà

⇒ Cô gái là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, khéo léo, sống có trước có sau, coi trọng tình nghĩa.

→ Thông qua lời thách cưới và dẫn cưới bất bình thường của chàng trai và cô gái đã cho thấy tâm hồn lạc quan, yêu đời, hài hước của những chàng trai, cô gái thôn quê trong cảnh nghèo khó. Chàng trai tự ý thức được cái nghèo của mình mà tự trào, tự cười cợt, cô gái thấu hiểu cảnh ngộ của hai gia đình mà vui vẻ đón nhận vì cô là người coi trọng tình nghĩa hơn của cải.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Huyền Anh
Xem chi tiết
Lo Anh Duc
Xem chi tiết
Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Lê Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Hoàng Phương Nghi
Xem chi tiết
minh hy
Xem chi tiết
Lê Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết