C1: Trong 800ml dung dịch NaOH có 8g NaOH
a, Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH
b, Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200g dung dịch NaOH để có dung dịch NaOH 0,1M
C2: Hòa tan hoàn toàn 3,15g hỗn hợp gồm Mg và Al cần 300ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được V lít khí đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được m gam muối khan. Tính m và V
C3: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 560ml khí đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được 2,855g muối khan. Tính m
C4: Hòa tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít H2 ( đktc ). Cô cạn dung dịch ta được m gam muối khan. Giá trị của m là
C5: Hòa tan hoàn toàn 33,1g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra ( ở đktc ) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
C6: Hòa tan hoàn toàn 33,2g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml axit H2SO4 0,1M ( vừa đủ ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là ?
C7: Cho 31,5g hỗn hợp Mg, Zn tác dụng hết với 300g dung dịch H2SO4 loãng thu được 17,92 lít khí ( đktc )
a, Tính khối lượng mỗi kim loại và nồng độ % H2SO4
b, Tính nồng độ mol H2SO4 (D=0,5g/ml)
Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg vào 250 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 đktc. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
a, Chứng minh rằng dung dịch B vẫn còn dư axit
b, Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
Hòa tan hoàn toàn 8,3 gam hỗn hợp al và fe bằng lượng dư dung dịch hcl, sau phản ứng thu được 5,6 lít khí h2 ở đktc và dung dịch X
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m
chia 7,8 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg 2 phần đều nhau.
- Phần 1: Cho tác dụng với 400ml dung dịch HCl x(M), sau phản ứng cô cạn hỗn hợp thu được 13,84 gam chất rắn khan.
- Phần 2: Cho tác dụng với 700ml dung dịch HCl x(M), sau phản ứng cô cạn hỗn hợp thu được 18,1 gam chất rắn khan.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loai trong hỗn hợp
b. Tính \(V_{H_2}\)sinh ra ở TN2 (đktc) và tính x
Để xác định thành phần hỗn hợp hai kim loại Al và Mg người ta tiến hành các thí nghiệm sau: -Thí nghiệm 1:Cho a gam hỗn hợp vào 600 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/l,sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B.Đem cô cạn dung dịch A thu được 27,9 gam muối khan. -Thí nghiệm 2:Cho a gam hỗn hợp vào dung dịch HCl cùng nồng độ với dung dịch HCl ở thí nghiệm trên ,sau phản ứng thu được dung dịch C,cô cạn dung dịch C thu 32,35 gam muối khan. 1.Xác định thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu 2.Tính thể tích khí B và nồng độ mol x.Giả thiết phản ứng của Al và Mg là như nhau ở cùng điều kiện
một hỗn hợp X có khối lượng 27,2g ( gồm M có hóa trị II, III và oxit của kim loại đó). cho X tác dụng với 800ml dung dịch HCl 2M thì thu được dung dịch A và 4,48l khí ( đktc ). để trung hòa hết lượng axit trong A cần 200ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 1M.
a. xác định kim loại M và công thức oxit của nó biết rằng trong hỗn hợp X có một chất mà số mol bằng 2 lần số mol chất kia
b. Hòa tan 27,2g hỗn hợp X bằng một lượng tối thiểu dung dịch H2SO4 đặc nóng. sau phản ứng thu đượcV lít khí SO2 ( đktc ) và dung dịch B. cô cạn dung dịch B thì thu được m gam muối khan. tính V và m
cho 11,36 gam hỗn hợp gồm FeO Fe Fe2O3 Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X.cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. tính giá trị của m?