Bài 35 : Khái quát Châu Mĩ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Giang Cong

C1: Tại sao đồng bằng trung tâm bắc mĩ hay xảy ra tình trạng nhiễu loạn thời tiết?

C2: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình bắc mĩ?

C3: Tại sao ở miền bắc và phía tây bắc mĩ dân cư lại thưa thớt?

C4: Quan sát hình 35.2 nêu các luồng nhập cư vào châu mĩ?

Giúp mik với sắp kiểm tra 1 tiết rồi xin cám ơn

*#Khả Ái#*
10 tháng 2 2020 lúc 14:42

Câu 1 : Nguyên nhân do địa hình Bắc Mĩ có dạng lòng máng rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khối không khí lạnh từ cực Bắc xâm nhập xuống sâu phía Nam và khối không khí nóng từ xích đạo di chuyển lên phía Bắc khi khối không khí lạnh gặp khối không khí nóng sẽ gây ra hiện tượng nhiễu động thời tiết thất thường ở vùng đồng bằng Bắc Mĩ

Câu 2 : Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

Câu 3 : Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt. Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên thời tiết không thuận lợi. Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.

Câu 4 :

Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:

+ Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức…

+ Luồng người từ Tây Ban Nha.

+ Luồng người từ Bồ Đào Nha.

– Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.

+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
10 tháng 2 2020 lúc 14:44

Câu 1:

Lốc xoáy vùng cực là các khối khí lớn, rất lạnh có mặt ở hai cực (Bắc Cực và Nam Cực), nằm phía trên tầng đối lưu và ở giữa tầng bình lưu. trước đây khối khí lạnh ở hai cực hoạt động tương đối ổn định tuy nhiên kể từ khi trái đất bắt đầu nóng lên, những khối khí này hoạt động tích cực hơn. Do đó, cực Bắc xuất hiện những khối khí lạnh nhỏ lan xuống phía nam, gây ra hiện tượng rét sâu cục bộ.

nguyên nhân do địa hình Bắc Mĩ có dạng lòng máng rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khối không khí lạnh từ cực Bắc xâm nhập xuống sâu phía Nam và khối không khí nóng từ xích đạo di chuyển lên phía Bắc khi khối không khí lạnh gặp khối không khí nóng sẽ gây ra hiện tượng nhiễu động thời tiết thất thường ở vùng đồng bằng Bắc Mĩ.

Câu 2:

Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

Câu 3:

Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.

Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.

Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng. Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.

=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trương Tuấn KIệt
Xem chi tiết
Nghi Uyên
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Hoang trieu vy Pham
Xem chi tiết
Nhật Tân
Xem chi tiết
Friend
Xem chi tiết
Ngô thừa ân
Xem chi tiết