Soạn văn lớp 8

Phàn Tử Hắc

BT1 : Tóm tắt văn bản " Tức nước vỡ bờ " bằng 1 đoạn văn .
BT2 : Qua đoạn trích " Trong lòng mẹ " hãy chứng minh rằng nhà văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình .

Tú Nguyên Phan
7 tháng 10 2017 lúc 19:46

BT1

Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.

Bình luận (0)
Linh Phương
7 tháng 10 2017 lúc 19:46
Bình luận (0)
Tú Nguyên Phan
7 tháng 10 2017 lúc 19:48

BT2

do hoàn cảnh cuộc sống tác động vào những trang viết của nhà văn. Chắc hẳn bạn từng biết rằng cuộc đời và tuổi ấu thơ của nhà văn là cả một quảng đường đầy đau khổ, tủi nhục và vất vả. Nhà văn đã từng trải nghiệm những đau đớn đó nên trong đa phần các tác phẩm của nhà văn luôn là những dòng cảm xúc tràn đầy và những niềm đau xót xa không thể dứt ra khỏi như: Những ngày thơ ấu, bỉ vỏ, mợ du... Nếu bạn đã từng tìm hiểu qua những tác phẩm ấy thì bạn có thể phần nào hiểu được tại sao văn chương nhà văn giàu chất trữ tình. Và mình xin giải thích thêm một lí do nữa là vì: Hầu như chất trữ tình trong văn học là những cảm xúc, sự lay động trong tâm hồn, tình cảm của nhà văn thông qua nhân vật. Do đó nhà văn nguyên hồng cũng thế, lúc nào trong những tác phẩm của ông cũng luôn thể hiện sự đau đớn, xót xa trước cuộc sống, nhân vật của nhà văn đa phần là những con người thuộc tầng lớp sống dưới đáy xã hội. Họ lúc nào cũng bế tắc, không lối thoát trước cuộc sống thực tại, do đó tâm hồn cảm hứng nhân vật này lúc nào cũng là sự đau đớn, xót xa trước cuộc sống đó.

Bình luận (0)
Hoài Thu
8 tháng 10 2017 lúc 16:03

BT1: Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”. Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

Bình luận (0)
Hoài Thu
8 tháng 10 2017 lúc 16:03

BT2 : nhà văn nguyên hồng sở dĩ được mọi người cho rằng văn chương của ông giàu chất trữ tình cũng là một phần do hoàn cảnh cuộc sống tác động vào những trang viết của nhà văn. Chắc hẳn bạn từng biết rằng cuộc đời và tuổi ấu thơ của nhà văn là cả một quảng đường đầy đau khổ, tủi nhục và vất vả. Nhà văn đã từng trải nghiệm những đau đớn đó nên trong đa phần các tác phẩm của nhà văn luôn là những dòng cảm xúc tràn đầy và những niềm đau xót xa không thể dứt ra khỏi như: Những ngày thơ ấu, bỉ vỏ, mợ du... Nếu bạn đã từng tìm hiểu qua những tác phẩm ấy thì bạn có thể phần nào hiểu được tại sao văn chương nhà văn giàu chất trữ tình. Và mình xin giải thích thêm một lí do nữa là vì: Hầu như chất trữ tình trong văn học là những cảm xúc, sự lay động trong tâm hồn, tình cảm của nhà văn thông qua nhân vật. Do đó nhà văn nguyên hồng cũng thế, lúc nào trong những tác phẩm của ông cũng luôn thể hiện sự đau đớn, xót xa trước cuộc sống, nhân vật của nhà văn đa phần là những con người thuộc tầng lớp sống dưới đáy xã hội. Họ lúc nào cũng bế tắc, không lối thoát trước cuộc sống thực tại, do đó tâm hồn cảm hứng nhân vật này lúc nào cũng là sự đau đớn, xót xa trước cuộc sống đó.

Bình luận (0)
Hoài Thu
9 tháng 10 2017 lúc 20:00

Mình xin đính chính lại bài tập 2 nha :
Chất trữ tình được thể hiện qua các phương diện sau:
- Dòng tình huống và nội dung câu chuyện xoay quanh hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng,câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều đắng cay,nhiều thành kiến tàn ác,bà cô nham hiểm,lòng tin yêu và sự cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.
- Dòng cảm xúc phong phú của bé hồng:nỗi niềm xót xa tủi nhục;lòng căm giận sâu sắc,quyết liệt;tình yêu thương nồng nàn,thắm thiết.
- Các thể hiện của tác giả:kể+tả+bộc lộ cảm xúc rất nhuần nhuyễn,các hình ảnh thể hiện tâm trạng ,so sánh gây án tượng,giàu sức gợi cảm;lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man dạt dào
a- Về phương diện nội dung :
- Tình huống , hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con bé Hồng.
- Dòng cảm xúc tinh tế phong phú của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô và khi gặp mẹ trên đường đi học về.
b- Cách kể của tác giả :
- Kết hợp giữa kể và bộc lộ cảm xúc trong quá khứ.
- Xây dựng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo đầy ấn tượng.
- Giong văn thiết tha, say mê.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Công Hậu Trần
Xem chi tiết
Trang Trần
Xem chi tiết
Alice
Xem chi tiết
happyfamilycute
Xem chi tiết
hoàng hồng hoa
Xem chi tiết
Lê Trần Hải
Xem chi tiết
Phùng Đạt
Xem chi tiết
Phùng Đạt
Xem chi tiết
phan thị ngoc ánh
Xem chi tiết