Bài 24. Vùng biển Việt Nam

Khang Tham

Biển nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ?

Thiên Tuyết Linh
5 tháng 3 2017 lúc 6:48

* Thuận lợi:
- Tự nhiên:
+Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn
+ Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực...
+Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí...
+Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang....
-Xã hội:
+Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả
nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển.
*Khó khăn:
- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất

Bình luận (0)
_silverlining
5 tháng 3 2017 lúc 10:34

+) Thuận Lợi"
- Biển cung cấp nguồn nước tưới dồi dào
- Đem lại nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú ( tôm, cá....)
- Nguồn lợi về khoáng sản: muối, dầu mỏ, khí đốt,...
- Có nhiều vịnh, nhiều vũng, hình thành những bãi biển đẹp

+) Kinh Tế:
- Gần bờ biển quốc tế nhằm phát triển kinh tế lẫn an ninh quốc phòng
- Thuận lợi giao lưu văn hóa, phong tục, xã hội,... với bạn bè quốc tế
- Trao đổi buôn nhập hàng hóa
- Đời sống nhân dân cải thiện hơn

+) Khó Khăn:
- Thường hay xảy ra nhiều thiên tai ( bão, gió mạnh.....)
- Hiện tượng ăn mòn,sóng thần gây thiệt hại lớn
- Bất đồng về chủ quyền các nước.

Bình luận (2)
le tran nhat linh
27 tháng 2 2018 lúc 16:52

+ Thuận lợi có 5 thuận lợi cơ bản :
- Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của bước đi đầu tiên là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn : Coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn- Coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất.
- Ngành thuỷ sản đã có một thời gian khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới (khoảng 20 năm) của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước: đã có sự cọ sát với kinh tế thị trường và đã tạo ra được một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ khai thác chế biến nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiến cũng đã tăng đáng kể.
- Hàng thuỷ sản liên tục giữ thế gia tăng, thế thượng phong và ổn định trên thị trường thực phẩm thế giới.
- Việt Nam có bờ biển dài và khí hậu nhiệt đới với sự đa dạng sinh học cao, vừa có nhiều thuỷ đặc sản quí giá được thế giới ưa chuộng vừa có điều kiện để phát triển hầu hết các đối tượng xuất khẩu chủ lực mà thị trường thế giới cần, mặt khác nước ta còn có điều kiện tiếp cận dễ dàng với mọi thị trường trên thế giới và khu vực.
- Nhìn chung có thể phát triển thuỷ sản ở khắp nơi trên toàn đất nước. Tại mỗi vùng có những tiềm năng, đặc thù và sản vật đặc sắc riêng.

+ Khó khăn quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép lớn cả về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái đối vơí nghề cá.
- Cơ sở hạ tầng yếu chưa đồng bộ cùng với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai thác nuôi trồng chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.
- Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt Nam nhìn chung còn rất lạc hậu so với các nước cạnh tranh với ta.
- Những đòi hỏi rất cao ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượng của các nước nhập khẩu.
- Sự hội nhập quốc tế với sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt ngay trên thị trường Việt Nam với các nước khác.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hải Yến
Xem chi tiết
Mai Phương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Diệp Phi Yến
Xem chi tiết
Vũ Hà Phương
Xem chi tiết
Vũ Hà Phương
Xem chi tiết
Hà Thanh Thảo
Xem chi tiết
Vũ Bùi Trung Hiếu
Xem chi tiết
Nguyến Ngọc Nguyên
Xem chi tiết