Bày tỏ ý kiến
• Trường hợp 1:
Sắp đến kiểm tra cuối học kì 1, Na và Cốm đều lo lắng nhưng cách giải quyết của hai bạn lại khác nhau. Na lên kế hoạch ôn bài và tâm sự với bạn để giải toả căng thẳng. Cốm thì chơi trò chơi điện tử, đọc truyện tranh.
- Em đồng ý với cách giải quyết khó khăn của bạn nào? Vì sao?
- Chia sẻ thêm với hai bạn một số cách để vượt qua sự lo lắng trong học tập hay trong cuộc sống.
• Trường hợp 2:
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kiên vẫn vươn lên để đạt nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện. Thế nhưng, một vài bạn trong lớp vẫn không muốn vui chơi và làm việc nhóm cùng Kiên.
- Nhận xét về thái độ của một vài bạn trong lớp với Kiên.
- Nếu là bạn cùng lớp với Kiên, em sẽ làm gì?
• Trường hợp 1:
- Em đồng ý với cách giải quyết khó khăn của Na vì Na đã biết cách vượt qua khó khăn để đạt được kết quả tốt hơn. Còn Cốm đã không tìm cách để vượt qua khó khăn, ngược lại Cốm còn trốn tránh khó khăn bằng việc chơi điện tử, đọc truyện tranh.
- Một số cách để vượt qua sự lo lắng trong học tập hay trong cuộc sống: trao đổi những khó khăn để giảm áp lực, lập kế hoạch rõ ràng, tích cực tham gia các hoạt động, giữ tinh thần lạc quan…
• Trường hợp 2:
- Thái độ của một vài bạn trong lớp với Kiên là chưa đúng. Nếu là bạn cùng lớp với Kiên, em sẽ động viên, cổ vũ tinh thần Kiên và nhắc nhở các bạn trong lớp để các bạn có cái nhìn đúng và tích cực về Kiên.