Chương II. Kim loại

ngoctram

bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau đây đựng trong các lọ không nhãn a) các khí CO2 SO2 Cl2 H2 O2 HCl b)các chất rắn :bột nhôm , bột sắt , bột đồng , bột Ag c) các dd : HCL HNO3 NaOh AgOH AgNO3 HgCl2 ( được dùng thêm 1 kim loại )

Nguyễn Thị Kiều
14 tháng 3 2017 lúc 11:18

\(a)\) -Trích các khí trên thành các mẫu thử nhỏ, đánh số

- Cho các mẫu thử trên lần lượt qua dung dich Br2, mẫu thử nào làm mất màu dung dịch Br2 là SO2. Còn lại là C02, Cl2, H2, O2

\(SO_2 + Br_2 + 2H_2O --->H_2SO_4+2HBr\)

- Dẫn các mẫu thử còn lại qua bình đựng dung dich nước vôi trong Ca(OH)2, mẫu thử nào làm vẩn đục nước vôi trong là CO2. Các mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là Cl2, H2, O2

\(CO_2 + Ca(OH)2 --->CaCO_3 + H_2O\)

- Cho từng mẫu thử qua AgNO3, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là AgCl => chất ban đầu là Cl2

\(AgNO_3 + Cl_2 + H_2O --> AgCl + HNO_3 + HClO \)

- Cho lần lượt hai mẫu thử H2 và O2 qua CuO đun nóng, mẫu thử nào thấy CuO chuyển từ màu đồng đen sang đó là H2

=> Mẫu thử còn lại là O2

\(CuO+H_2-t^o-> Cu+H_2O\)

Bình luận (4)
Phạm Triệu YH
15 tháng 3 2017 lúc 20:37

a,trích từ mỗi lọ ra một ít thuốc thử

-sục lần lượt từng khí qua dd Br2

+làm mất màu dd Br2 thì khí sục vào là SO2

PTHH: SO2 + Br2 + 2H2O = 2HBr + H2SO4

+ không có hiện tượng là CO2, Cl2, H2, O2

- dẫn các khí còn lại lần lượt vào AgNO3

+ xuất hiện kết tủa màu trắng thì khí sục vào là Cl2

PTHH: AgNO3 + H2O + Cl2 = AgCl + HNO3 + HClO

+ không có hiện tượng là CO2, H2, O2

- sục từng khí vào dd Ca(OH)2

+ xuất hiện kết tủa trắng thì khí sục vào là CO2

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3 + H2O

+ không có hiện tượng là O2, H2

- cho khí di qua CuO nung nóng

+CuO màu đen chuyển sang đỏ gạch thì khí được dẫn qua là H2

PTHH: CuO + H2 = Cu + H2O

+ khí còn lại là O2

b, trích mẫu thử

nhỏ vào mỗi lọ dd NaOH dư

- chất rắn tan ra, có khí bay lên là Al

PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O = 2NaAlO2 + 3H2

- không có hiện tượng là Fe, Cu, Ag

cho HCl dư vào các chất rắn

- chất rắn tan ra và có khí là Fe

PTHH: Fe + 2HCl = FeCl2 + H2

-không có hiện tượng là Ag, Cu

đem chất rắn nung ngoài không khí và nhỏ vài giọt HCl vào

- chất rắn chuyển sang màu đen và tan ra trong HCl

PTHH: 2Cu + O2 = 2CuO

CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O

- không có hiện tượng là Ag

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trinh Ngoc Tien
Xem chi tiết
Trinh Ngoc Tien
Xem chi tiết
Nguyễn Aí Nhi
Xem chi tiết
Chủu Tịchh Hàoo
Xem chi tiết
Hiếu Lê
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
Gia Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
Nhưu ý Nguyễn
Xem chi tiết
Tiến Quân
Xem chi tiết