Tham Khảo
Bài thơ “Qua đèo Ngang ” đã cho chúng ta cảm nhận được nỗi buồn cô đơn và niềm hoài cổ thầm kín của bà Huyện Thanh Quan. Nỗi buồn trong bài thơ được minh chứng rõ nét qua yếu tố không gian và thời gian. Không gian “đèo Ngang” cùng “bóng xế tà” đã trở thành điểm tựa cho nỗi buồn cô đơn trong lòng nhân vật trữ tình. Thiên nhiên, cảnh vật nơi đèo Ngang với cỏ cây, hoa lá và cả bóng người nhưng cũng không khiến nỗi buồn ấy với đi. Bởi lẽ đó là con người “lom khom”, là những hoạt động “lác đác”. Từ láy tượng hình đã cho ta hiểu hơn về cuộc sống tẻ nhạt, chầm chậm và buồn man mác của con người. Để rồi từ đó thi nhân với niềm hoài cổ trực tiếp bộc lộ tình cảm một cách chân thành, thiết tha: nhớ nước, thương nhà. Bà huyện Thanh Quan mang trong bao nỗi sầu muộn để giưa không gian bao la ấy, tác giả chỉ còn có thể hướng về quá khứ mà nhìn ngắm, mà cảm nhận cái đẹp. Thiên nhiên, cảnh vật, con người, nỗi u sầu bao trùm lên mọi vật là khoảng lặng trầm buồn trong thơ, trong tâm trạng thi nhân