Bất kỳ nghề nào trong cuộc sống này đều mang lại sự hữu ích cho mọi người. Người thầy giáo ân cần trên bục giảng cho học sinh những kiến thức để mở cánh cửa tương lai cho những học trò thân yêu. Cũng như ca sĩ đem đến cho khán giả giọng hát của mình để học chìm đắm, say mê. Thì nhân viên PR cũng vậy, học đem đến sự thuyết phục và tin tưởng đến kinh ngạch qua những bài viết giới thiệu, nhận xét làm cho mọi người tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà học dự định tiếp cận. Đó là ngành nghề mà tôi hướng tới.
Có lẽ nhiều người còn xa lạ với thuật ngữa PR. PR là từ viết tắt của Public Relations hay còn được biết đến với tên gọi truyền thông tích hợp (Intergrated Communication). Những cái tên cũ đã trở nên lừng lẫy hơn như Truyền thông Tập đoàn (Corporate Communication). Là ngành tiên phong cho sự gắn kết sự hợp tác, quan hệ hai chiều cũng như gây ấn tượng tích cực đến với quần chúng. Nói cách khác PR có liên quan đến truyền thông liên kết giữa công ty với công chúng bên ngoài. Như một nhà đối ngoại, các PRer thường rất lanh lợi, khôn khéo trong công việc và không kém phần sáng tạo, từ đó thì các thông tin mang đến công chúng sẽ nhận được sự ủng hộ hoặc có thể giảm nhẹ sự thất bại của dịch vụ, sản phẩm. PR như một người bạn, cầu nối giữa công ty và khách hàng, quần chúng. Vì thế chữ tín được đặt lên hàng đầu. “Một lần thất tín, vạn lần bất tin”. Đó có vẻ là điểm tôi thích nhất ở ngành nghề này vì được làm quen với nhiều người, xây dựng nhiều mối quan hệ trong xã hội và nhất là nhận được sự tin cậy của người khác.
Tự do là một ưu điểm nữa mà tôi cũng rất thích ở nghề này. Bạn sẽ được tự do trong thao tác làm việc và sẽ đi thực tế nhiều nên kinh nghiệm sống đạt được cũng vô số. Muốn là một PR giỏi thì phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, phải hiểu rõ tâm lý của họ. Như thế thì một PR giỏi mới có thể đánh trúng vào tâm lý của công chúng. Ngoài ra, kỹ năng thường đòi hỏi ở người làm PR là viết lách nên bạn nên đọc nhiều loại sách báo, báo mạng, tập viết bài gởi các báo để trau dồi kỹ năng này. Ví dụ làm cho công ty nào bạn sẽ chỉnh văn phong cho phù hợp, ví dụ sản phẩm cho teen văn phong phải trẻ trung, cho doanh nhân văn phong phải chững chạc.. nhưng điều đó vẫn phải dựa trên cái nền là bạn viết lách giỏi.
Nếu bạn không có sự hiểu biết thì mọi chiến lược sẽ thất bại. Trong một cuộc hội thảo, một phát biểu nhấn mạnh rằng: “ Marketing là chiến dịch, còn PR lại là chiến lược. Vì là chiến lược nên tác động sẽ tất thời và nhanh chóng nên trong quá trình làm việc phải luôn nghiêm túc và không sai sót. Như người đời nói “sai một li, đi một dặm”. Người ta có thể cho qua những lỗi của một marketer hào nhoáng nhưng lại rất khó tính với một PR gần gũi. Điều đó cho thấy người làm PR luôn là người kỹ càng trong từng thao tác và khó mắc sai sót.
PR là một nguồn lực tiềm ẩm, ngoài giúp tuyển dụng nhân lực tốt, tạo dựng uy tính bởi sự hiểu biết và thiết thực, không phải qua các quảng cáo hư cấu như marketing. Còn chưa kể PR còn giúp doanh nghiệp vượt qua cơn sóng gió và những cơn bão táp. Khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kỳ diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp.
Có thể nói hoạt động PR là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì nó có ảnh hưởng tốt, hữu hình với chi phí rất thấp, tạo được tiếng vang khi truyền tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng. Chúng ta thấy điển hình như: Dutch Lady tổ chức chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ mang chủ đề “ Đèn đom đóm”. Tương tự Unileveer vận động chương trình “Áo trắng ngời sáng tương lai” theo đó nhãn hàng Omo vận động mọi người gởi tặng đồng phục không dùng nữa cho Omo để gởi tặn các bạn nữ sinh ở vùng sâu, vùng xa… Cả hai chương trình đều có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên tranh thủ được thiện cảm của công chúng với nhãn hiệu nói riêng và xây dựng hình ảnh tập đoàn nói chung.
Từ đó ta thấy rằng PR dễ dàng gây thiện cảm với công chúng nên đi sâu vào trong tâm trí khách hàng và thương hiệu ngày càng được mở rộng hơn. Do PR ít mang tính thương mại vì sử dụng các phương tiện trung gian như hoạt động tài trợ, bài viết trên báo (tin, phóng sự..). PR trong mắt tôi là một công việc khá thú vị bởi những đặc điểm của sự thân thiện, tin cậy, tự do, sáng tạo, hiểu biết, thực tế và có sức mạnh tác động lớn đến công chúng. PR còn mang đến vô số kiến thức chung, kỹ năng sống và giúp con người hòa nhập, hiểu nhau hơn. PR sẽ là công việc tốt cho những người kiên trì, sáng tạo, hiểu biết. Và để theo đuổi ước mơ đó thì các bạn đừng ngừng ngại học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để ngày một tiến tới gần hơn những ước mơ và cùng mở ra một tương lai tươi sáng.
Cái gì đã làm nên những giấc mơ kì diệu của tuổi thơ vậy? Có lẽ cũng như tôi, bạn phải thừa nhận rằng: văn học đã thắp hồng ngọn lửa mơ ước trong tim ta!
Chắc bạn cũng đà một lần mơ ước bay lên cung trăng cùng chú Cuội để được đắm mình vào cõi bồng lai tiên cảnh, hay được du ngoạn bốn phương trời cùng tấm thảm bay, ngắm phong cảnh non xanh nước biếc với những dòng sông thơ mộng, những cánh rừng bí ẩn, những ống khói nhà máy cao chọc trời…Phải chăng việc bay lên vũ trụ ngày nay của con người cũng là nhờ những câu chuyện cổ tích xưa đã kích thích sự sáng tạo của nhà khoa học? Các nhà văn quả là “kì tài”, họ đã đi trước nhân loại hàng chục thế kỉ.
Truyện cổ tích còn đưa ta tới một thế giới diệu kì hơn nữa. Có lúc, tôi mong mình được như Thạch Sanh, để tới được tận chốn Thuỷ cung xa xôi của vua Thuỷ Tề, xem phong cảnh dưới nước có gì đặc biệt. Có lúc tôi lại mơ mình có phép lạ như bà tiên gõ cây đũa thần làm thay đổi vạn vật. Nếu có được phép mầu ấy, tôi sẽ gõ cây đũa vào các bức tượng vĩ nhân, để họ sống lại và giúp ích cho cuộc đời. Có lúc, tôi lại mong có được liều thuốc tiên để đi khắp nơi chữa bệnh cứu người.
Rời mảnh đất “cổ tích”, tôi đi ngược về vùng “thần thoại” xa xưa. Tôi mong mình có sức mạnh và lòng quả cảm, hào hiệp của dũng sĩ HécQuyn trong thần thoại Hi Lạp. Lúc đó tôi sẽ dùng sức mạnh của mình tiêu diệt những tên khủng bố, những trùm buôn lậu ma tuý, quét sạch mọi thứ rác rưởi, cặn bã, bất công, để trái đất này chỉ còn lòng nhân ái và sự bao dung. Những mong ước ấy của tôi thật đẹp, nhưng có phần phù phiếm và viển vông.
Tôi lớn dần theo năm tháng, ước mơ của tòi cũng nhiều lên, nhưng giản dị và thiết thực hơn.
Đọc những câu ca dao ngợi ca phong cảnh thơ mộng, hữu tình của đất nước như:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
bỗng nhiên tôi muốn được làm một chuyến du lịch từ Bắc vào Nam để ngắm xem đất nước, khám phá những vùng đất mới, chiêm ngưỡng những kì quan của tạo hoá và những kiệt tác được tạo nên từ bàn tay tài hoa của con người, để mà biết đất nước mình đẹp như thế nào, để mà thêm tự hào và yêu quý.
Không chỉ những câu ca dao mới tạo ra trong tôi ước muốn ấy. Thơ Nguyễn Trãi làm tôi khao khát về Côn Sơn để ngồi trên phiến đá năm nào thi nhân đã ngồi, nằm dưới bóng thông mà mơ màng, đứng dưới bóng trúc xanh mát lắng nghe tiếng suối chảy êm đềm (biết đâu cảm hứng thi ca trong tôi lại dạt dào, và biết đâu, một bài thơ mới viết về Côn Sơn lại chào đời!). Đọc thơ Hồ Chí Minh, tôi muốn tới ngay Việt Bắc để thưởng thức hương vị của ngô nếp nướng và thịt rừng quay, để được hưởng cái thú “Non xanh nước biếc tha hồ dạo – Rượu ngọt chè tươi mặc sức say”.
Đọc văn Nguyễn Tuân, tôi muốn tới Cô Tô để ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển, ngắm nhìn màu xanh kì lạ của nước biển CôTô, gặp gỡ những con người chất phác và hồn hậu nơi đó.
Cùng với ước mơ du ngoạn, tôi mong mình có được tâm hồn và phẩm chất như những con người trong văn chương. Tôi ước sao mình có sức khoẻ và bản lĩnh như dượng Hương Thư (nhân vật trong Quê nội của Võ Quảng), để có thể lao động không biết mệt mỏi. Sức khoẻ ấy, bản lĩnh ấy, cộng thêm với tri thức mà tôi học được trong nhà trường, tôi có thể tạo lập được sự nghiệp cho mình.
Không chỉ ước mơ cho riêng mình. Văn học làm tâm hồn tôi trong sáng hơn và tôi mơ ước luôn cả hộ mọi người xung quanh mình. Tôi ước gì không còn những cảnh đổ vỡ chia tay của người lớn để không còn Cuộc chia tay của những con búp bê nữa, không còn nước mắt chảy trên má những người bạn tội nghiệp, đáng thương của tôi, để chỉ có nụ cười trên những đôi môi thơ trẻ.
Bao nhiêu trang văn tôi được thưởng thức là bấy nhiêu ước mơ đẹp nảy nở trong tâm hồn tôi. Tâm hồn tôi giống như một mảnh đất còn cằn cỗi mà văn chương như dòng sông vừa mát trong, vừa đầy ắp phù sa cứ bồi đắp mãi cho mảnh đất ấy ngày một màu mỡ lên.