Câu 3: Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, sang tác năm 1978, có 8 câu thơ cuối rất ấn tượng với bạn đọc. Em hãy chép chính xác 2 khổ thơ đó và trả lời các câu hỏi sau:
a)Trong câu thơ Ngửa mặt lên nhìn mặt, từ “ mặt” thứ hai chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dung từ nhiều nghĩa trong câu thơ trên.
b)Các từ láy “ rung rung”, “ vành vạnh”, nghệ thuật so sánh như là đồng là bể/ như là sông là rừng, nghệ thuật nhân hóa ánh trăng im phăng phắc đã thể hiện trạng thái cảm xúc nào của con người và vầng trăng trong cuộc gặp gỡ?
c)Điều gì làm nhân vật trữ tình giật mình? Trạng thái cảm xúc ấy có làm thay đổi nhận thức của họ không?
trong bài thơ,câu thơ sau đã diễn tả tình huống con người bất ngờ gặp lại vầng trăng:"đột ngột vầng trăng tròn".chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đươc sử dụng trong câu thơ trên
1. Hình ảnh "vầng trăng" trong bài thơ có ý nghĩa gì? Tại sao trong bài thơ tác giả có tới 4 lần gọi là "vầng trăng" mà nhan đề và khổ thơ cuối lại viết "ánh trăng"?
2. Em hiểu thế nào về cái "giật mình" của nhân vật trữ tình? Viết 1 câu khái quát nhất về cái giật mình của người trong thơ?
3. Đọc bài thơ "Ánh trăng" em cảm nhận được bài học sâu sắc nào? Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu?
cho khổ thơ:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Câu hỏi: Trong chương trình NV9 cũng có những bài thơ có hình ảnh ánh trăng em hãy chép lại 1 câu thơ có hình ảnh ánh trăng trong 1 bài thơ mà em đã học và cho biết hình ảnh trăng trong câu thơ đó có gì giống và khác với hình ảnh ánh trăng có trong khổ thơ trên
Khổ thơ đã thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm.
Ý kiến trên nói về khổ thơ nào trong bài “Ánh trăng” (Nguyễn Duy)? Chép chính xác khổ thơ ấy.
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu viết theo cách lập luận diễn dịch, em hãy phân tích khổ thơ vừa chép để làm rõ nhận định trên. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái (Dường như + CN + VN….Có lẽ, + CN + VN…) và câu phủ định.
Câu 1: (6.0 điểm): Trong bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình.”
a. (0.5 điểm): Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ánh trăng”?
b. (1.0 điểm): Giải thích nghĩa của hai từ “mặt” trong câu thơ thứ nhất. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức nào?
c. (1.5 điểm): Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” đã được nói đến ở một khổ thơ khác. Hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở khổ thơ này về ý nghĩa có gì khác so với hai khổ thơ trên?
d. (3.0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 10 đến 12 câu) cảm nhận về nỗi niềm xúc động và suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ được thể hiện qua hai khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép. (Gạch chân dưới câu ghép)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng – phân –hợp để làm rõ những suy ngẫm sâu sắc của tác giả tromng khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng. Trong đoạn văn có một câu bị động, một câu ghép. (Gạch chân dưới những câu đó) Giúp mình với ạ
Câu 2: Tình huống bất thường nào của cuộc sống đã khiến con người đối diện với vầng trăng?
a)Xác định các từ nhữ biểu thị sự bất thường của cuộc sống.
b)Hãy tóm tắt ngắn gọn tình huống và nêu ý nghĩa đặc biệt của tình huống đó trong bà thơ Ánh trăng.