Tham khảo:
Tạo ra các từ láy từ các tiếng mát, xinh, đẹp - khanh nguyen
Bám vô link trên nhé bạn
Tham khảo:
Tạo ra các từ láy từ các tiếng mát, xinh, đẹp - khanh nguyen
Bám vô link trên nhé bạn
Bài 4 : Tiến việt
Câu 1: Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
A. Che chở.
B. Le lói.
C. Gươm giáo.
D. Mỏi mệt.
Câu 3: Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ?
A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa
B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu
C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.
D. Từ được tạo thành từ một tiếng.
Câu 4: Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?
A. hả hê
B. héo mòn
C. khanh khách
D. vui cười
Câu 5: Từ “khanh khách” là từ gì?
A. Từ đơn
B. Từ ghép đẳng lập
C. Từ ghép chính phụ
D. Từ láy tượng thanh
Câu 6: Đơn vị cấu tạo từ là gì?
A. Tiếng
B. Từ
C. Chữ cái
D. Nguyên âm
Câu 7: Từ được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh dẻo, bánh mật, bánh nếp, bánh bèo… thuộc loại từ nào?
A. Từ ghép chính phụ
B. Từ láy hoàn toàn
C. Từ ghép đẳng lập
D. Từ láy bộ phận
Câu 8: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
A. Từ đơn và từ ghép
B. Từ đơn và từ láy
C. Từ đơn
D. Từ ghép và từ láy
Câu 9: Tìm từ láy trong các từ dưới đây?
A. Tươi tốt
B. Tươi đẹp
C. Tươi tắn
D. Tươi thắm
Câu 10: Từ " nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ " được xếp vào nhóm từ gì?
A. Từ ghép đẳng lập
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ đơn
D. Từ láy hoàn toàn
Từ ghép là?
A.
Do từ nhiều nghĩa tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
B.
Do từ phức tạo nên bằng cách ghép các tiếng với nhau có quan hệ về âm.
C.
Do từ đơn tạo nên bằng cách ghép các tiếng với nhau có quan hệ về nghĩa và âm.
D.
Do từ phức tạo nên bằng cách ghép các tiếng với nhau có quan hệ về nghĩa.
Bài 1: Cho các danh từ: Bài hát, ngôi nhà, tình cảm, cô bé, bông hoa.
a. Em hãy phát triển các danh từ trên thành cụm danh từ.
b. Đặt câu với những cụm danh từ vừa phát triển được
Câu 1: Từ “thoang thoảng” là từ láy được xếp vào nhóm nào?
A. Từ láy bộ phận
B. Từ láy toàn bộ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
Câu 2: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận?
A. Xanh xanh, tưng bừng, đẹp đẽ, thoăn thoắt, om om.
B. Bừng bừng, eo óc, í ới, ủn ỉn, loanh quanh, xanh xanh.
C. Xanh xanh, xinh xinh, đèm đẹp, lao xao, cao cao.
D. Xinh xắn, tưng bừng, đì đùng, hì hục, lan man.
Câu 3: Từ láy là gì?
A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành
B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau
C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vầ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đều là từ láy?
A. Thịt thà, chùa chiền, ngào ngạt
B. Cây cỏ, hòa hoãn, mũm mĩm
C. Róc rách, réo rắt, mai một
D. Nho nhỏ, xanh xao, vàng vọt
Câu 5: Cấu tạo của chủ ngữ trong câu: Những đám mây trắng đang lững lờ trôi.” là gì?
A. Danh từ B. Động từ
C. Cụm đại từ D. Cụm danh từ
Câu 6: Hoán dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?
Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng
C. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng D. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể
Câu 8: Ý nào dưới đây nêu đúng nhất khái niệm về mở rộng chủ ngữ?
A. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm đại từ.
B. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm danh từ.
C. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm động từ.
D. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm tính từ.
Bài 2:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời nói rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc đẹp đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
(Trích Trở về với mẹ ta thôi - Đồng Đức Bốn)
Câu 1: Em hãy nêu phương thức biểu đạt chính và xác định thể thơ của bài thơ trên?
Câu 2: Nêu nội dung của bài thơ trên bằng một câu văn ?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Câu 4: Từ bài thơ trên em rút ra được bài học gì đối với bản thân?
GIÚP EM VỚI Ạ, EM CẢM ƠN!
đọc bài dế mèn phiêu lưu kí và trả lời các câu hỏi trong đoạn trích từ " tôi sống từ thuở ấy đến rồi mẹ tôi trở về " trả lời các câu hỏi :
1 tìm phương thức biểu đạt ?
2 tìm câu chủ đề ?
3 tìm các từ láy trong đoạn trích ?
4 nội dung chính của đoạn trích ?
5 bức thông điệp muốn nhắn nhủ điều gì ?
đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bài dế mèn phiêu lưu kí " từ tôi sống độc lập từ thuở ấy đến rồi mẹ tôi trờ về "
trả lời các câu hỏi :
1 phương thức biểu đạt là :
2 tìm các từ láy trong đoạn trích ?
3 tìm câu chủ đề ?
4 nội dung chính trong bài ?
5 bức thông điệp muốn nhắn nhủ điều gì ?
Câu 1: Từ đơn là gì ?
1 điểm
A. Là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên
B. Là từ gồm hai hoặc hơn hai tiếng ghéplại với nhau có quan hệ về âm
C. Là từ gồm hai hoặc hơn hai tiếng ghéplại với nhau có quan hệ về nghĩa
D. Là từ được tạo ra từ từ ghép và từ láy.
Câu 2. Câu : “Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ", có mấy từ đơn ?
1 điểm
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 3. Từ ghép là gì?
1 điểm
A. Là từ gồm hai hoặc hơn hai tiếng ghéplại với nhau có quan hệ về âm
B. Là từ gồm hai hoặc hơn hai tiếng ghéplại với nhau có quan hệ về nghĩa.
C. Là hai từ ghép lại với nhau
D. Là hai từ ghép lại với nhau, trong đó có một từ chính và một từ phụ.
Câu 4. Câu : “Tôi đi đứng oai vệ", có mấy từ ghép?
1 điểm
A. Một
B. Hai
C. Ba
D.Bốn
Câu 5. Chọn tiếng nào trong các tiếng dưới đây để tạo ra từ láy từ tiếng “gầy” ?
1 điểm
A. gặt
B. guộc
C. gầm
D. gạt
Câu 6. Dòng nào sau đây chỉ chứa toàn từ ghép ?
1 điểm
A.Mặt mũi, tốt tươi, nhỏ nhẹ, ngon ngọt
B.Mặt mũi, mênh mông, rì rào, xinh xắn
C.Mặt mũi, xinh xắn, nhỏ nhẹ, mênh mông
D.Mặt mũi, rì rào, mênh mông, ngon ngọt
Câu 7. Dòng nào sau đâychỉ chứa toàn từ láy ?
1 điểm
A.Rì rầm, phương hướng, xa lạ, xa xăm
B. Rì rầm, long lanh, liêu xiêu, xanh xanh
C.Rì rầm, xa lạ, liêu xiêu, xanh xanh
D. Rì rầm, Phương hướng ,liêu xiêu, xanh xanh
Câu 8: Từ “ngẩn ngơ” trong câu “Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ", được hiểu là:
1 điểm
A. Trạng thái bị cuốn hút bởi dòng người mặc toàn quần áo đẹp
B. Trạng thái bị cuốn hút trước những món ăn ngon và lạ
C.Trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.
D.Trạng thái thiếu sức sống, không thể nhớ tên nổi một con phố
Câu 9: Câu “Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ", có mấy từ láy ?
1 điểm
A. Bốn
B. Ba
C. Hai
D. Một
Câu 10 : Chọn từ thích hợp để điền vào câu sau : “Một bài văn………cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.”
1 điểm
A.Hoàn thành
B. Hoàn hảo
C. Hoàn chỉnh
D. Hoàn trả
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thuỷ thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật. Khắp mặt biển vang lên tiếng còi, tiếng chuông, tiếng xích nhổ neo, tiếng reo hò. Gió rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé. Em bé vừa chạy vừa reo lên: “Gió! Gió! Gió mát quá!”
“A, tên mình đây rồi! - Cô Gió thầm nghĩ - Mình đã tìm thấy tên rồi!”
Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển. Cô lại cất tiếng hát:
Tôi là ngọn gió
Ở khắp mọi nơi
Công việc của tôi
Không bao giờ nghỉ…
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác. Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió!
(Trích “Cô gió mất tên” – Xuân Quỳnh)
Câu 1: Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:
“Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển.”
Câu 3: Tại sao dù không trông thấy cô Gió, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: “Gió” ?
Câu 4: Qua văn bản đọc hiểu, em hãy rút ra thông điệp cho bản thân. Lí giải.