Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (2)

Toàn Chu Hữu
Kẻ ẩn danh

Đang theo dõi (1)

Kẻ ẩn danh

Chủ đề:

Soạn ngữ văn lớp 6

Câu hỏi:

                                             Chuyện cổ tích về loài người

Trời sinh ra trước nhất

Chỉ toàn là trẻ con

Trên trái đất trụi trần

Không dáng cây ngọn cỏ

Mặt trời cũng chưa có

Chỉ toàn là bóng đêm

Không khí chỉ màu đen

Chưa có màu sắc khác

***

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu!

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

Màu xanh bắt đầu cỏ

Màu xanh bắt đầu cây

Cây cao bằng gang tay

Lá cỏ bằng sợi tóc

Cái hoa bằng cái cúc

Màu đỏ làm ra hoa

Chim bấy giờ sinh ra

Cho trẻ nghe tiếng hót

Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

Những làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

Muốn trẻ con được tắm

Sông bắt đầu làm sông

Sông cần đến mênh mông

Biển có từ thuở đó

Biển thì cho ý nghĩ

Biển sinh cá sinh tôm

Biển sinh những cánh buồm

Cho trẻ con đi khắp

Đám mây cho bóng rợp

Trời nắng mây theo che

Khi trẻ con tập đi

Đường có từ ngày đó

Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc

Mẹ mang về tiếng hát

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng... Biết trẻ con khao khát

Chuyện ngày xưa, ngày sau

Không hiểu là từ đâu

Mà bà về ở đó

Kể cho bao chuyện cổ

Chuyện con cóc, nàng tiên

Chuyện cô Tấm ở hiền

Thằng Lý Thông ở ác...

Mái tóc bà thì bạc

Con mắt bà thì vui

Bà kể đến suốt đời

Cũng không sao hết chuyện

 

Muốn cho trẻ hiểu biết

Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho biết ngoan

Bố dạy cho biết nghĩ

Rộng lắm là mặt bể

Dài là con đường đi

Núi thì xanh và xa

Hình tròn là trái đất...

 

Chữ bắt đầu có trước

Rồi có ghế có bàn

Rồi có lớp có trường

Và sinh ra thầy giáo...

Cái bảng bằng cái chiếu

Cục phấn từ đá ra

Thầy viết chữ thật to

“Chuyện loài người” trước nhất.

                       

                           (Xuân Quỳnh)

 

a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

b. Bài thơ thể hiện nội dung gì? Chỉ ra và nêu ý nghĩa của yếu tố tự sự trong bài thơ. (1,5 điểm)

c. Từ việc tìm hiểu nội dung bài thơ, em hãy nêu những việc làm của bản thân để thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ trong gia đình. (1,5 điểm)

Chủ đề:

Soạn ngữ văn lớp 6

Câu hỏi:

Câu 1: Từ “thoang thoảng” là từ láy được xếp vào nhóm nào?
A. Từ láy bộ phận
B. Từ láy toàn bộ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
Câu 2: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận?
A. Xanh xanh, tưng bừng, đẹp đẽ, thoăn thoắt, om om.
B. Bừng bừng, eo óc, í ới, ủn ỉn, loanh quanh, xanh xanh.
C. Xanh xanh, xinh xinh, đèm đẹp, lao xao, cao cao.
D. Xinh xắn, tưng bừng, đì đùng, hì hục, lan man.
Câu 3: Từ láy là gì?
A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành
B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau
C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vầ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đều là từ láy?
A. Thịt thà, chùa chiền, ngào ngạt
B. Cây cỏ, hòa hoãn, mũm mĩm
C. Róc rách, réo rắt, mai một
D. Nho nhỏ, xanh xao, vàng vọt
Câu 5:  Cấu tạo của chủ ngữ trong câu: Những đám mây trắng đang lững lờ trôi.” là gì?
A. Danh từ                                                    B. Động từ
C. Cụm đại từ                                               D. Cụm danh từ
Câu 6: Hoán dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?
                  Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
                  Một khối óc lớn đã ngừng sống.
A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể                           B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng
C. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng                       D. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể
Câu 8: Ý nào dưới đây nêu đúng nhất khái niệm về mở rộng chủ ngữ?
A. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm đại từ.
B. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm danh từ.
C. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm động từ.
D. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm tính từ.