Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859.
Câu 1.Tình hình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX?
Câu 2.Pháp có âm mưu xâm lược Việt Nam từ khi nào?
Câu 3.Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Câu 4.Duyên cớ trực tiếp để thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm nước ta là gì?
Câu 5. Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?
Câu 6. Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859.
Câu 7.Vì sao thực dân Pháp tiến công Gia Định?
Câu 8.Thực dân Pháp vấp phải những khó khăn nào khi tiến công Gia Định?
Câu 9.Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
Câu 10.Thái độ sai lầm của triều đình đã dẫn đến hậu quả gì?
Câu 11.Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp? Thái độ của em trước việc nhà Nguyễn kí Hiệp ước đó?
Câu 12.Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) có những nội dung cơ bản gì?
Câu 13.Thái độ của nhân dân ta trước việc triều đình kí Hiệp ước?
Câu 7.Vì sao thực dân Pháp tiến công Gia Định?
Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của việt nam, vị trí chiến lược quan trọng, hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi,Từ Gia Định có thể đánh sang Cam-pu-chia , cắt con đường tiếp tế lương thực nhà Nguyễn, thuận lợi làm chủ khu vực sông Mê Kông
Câu 9.Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
- Quân triều đình chống cự yếu ớt và ở trong tư thế, “thủ hiểm”, không quyết tâm chống giặc và chỉ thủ hiểm ở Chí Hoà.
- Nhân dân tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn và Quân triều đình thiếu quyết tâm, không có đường lối phù hợp.
- Nhân nhượng Pháp để giữ lấy quyền lợi giai cấp và quyền lợi dòng họ.
Câu 5. Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?
Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công. Vì Đà Nẵng có cảng nước sâu thuận lợi cho việc đi lại giao thông trên biển, vào ra của tàu chiến. Đà Nẵng còn nằm gần kinh đo Huế và Pháp muốn đánh phủ đầu vào triều đình nhà Nguyển. Nếu thành công Việt Nam trở thành rắn mất đầu như vậy càng thuận lợi cho việc đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Khả năng thành công là rất cao. Nên Pháp đã chọn Đà Nẵng chính là thực hiện ý đồ đó chiếm toàn bộ miền nam. làm bàn đạp tấn công ra bắc và Lào thôn tính cả Đông Dương
Câu 4.Duyên cớ trực tiếp để thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm nước ta là gì?
Lấy cớ triều đình Huế không nhận quốc thư, làm nhục quốc thể nước Pháp và bênh vực đạo Thiên Chúa đang bị khủng bố ở Việt Nam, thực dân Pháp phối hợp với Tây Ban Nha đem tàu chiến đến bắn phá Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta ( 31-8-1858).
Câu 3.Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
-Đầu thế kỳ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển với tốc độ nhanh. Để thu được nhiều lợi nhuận, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóc lột đội ngũ nhân công rẻ mạt... Ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, nhưng còn nằm trong vòng chế độ phong kiến suy tàn, là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của tư bản phương Tây.
-Đến giữa thế kỷ XIX, Pháp xúc tiến ráo riết xâm lược Việt Nam vì lúc này chủ nghĩa tư bản Pháp chuyển mạnh lên Chủ nghĩa đế quốc và cuộc chạy đua giành giật thị trường trong khu vực trở nên gay gắt. Pháp tiến hành xâm lược Việt nam.
Câu 1.Tình hình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX?
Cuộc khủng hoảng xã hội ở nửa sau thế kỉ XVIII đã khiến nhà nước quân chủ phong kiến thời Nguyễn tăng thêm tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất phong kiến. Xã hội chia thành hai giai cấp : giai cấp thống trị bao gồm vua quan và địa chủ, cường hào ; giai cấp bị trị bao gồm các tầng lớp nhân dân lao động mà tuyệt đại đa số là nông dân.
Nhà Nguyễn cố gắng hoàn chỉnh bộ máy thống trị nhằm ổn định tình hình xã hội nhưng không ngăn chặn được sự phát triển của tệ tham quan ô lại.
Nhân dân có câu :
Con ơi, mẹ bảo con này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Không chỉ có nhân dân than thở : “Muốn nói gian làm quan mà nói" hay “quan tha, nha bắt”... mà cả vua Minh Mạng cũng bất bình, đã từng nhận xét: bọn quan lại “xem pháp luật như hư văn, xoay xở nhiều vành, chỉ cốt lấy tiền, không được thì buộc tội".
(Đại Nam thực lục)
Ở nông thôn, địa chủ cường hào lại tiếp tục hoành hành, ức hiếp nhân dân.
Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tâu với vua : “Cái hại quan lại là một, hai phần, còn cái hại cường hào đến 8, 9 phần”. Nhà nước chia vùng để đánh thuế, mức thuế khá nặng. Tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch. Bên cạnh đó, các vua Nguyễn còn tập trung sức dân, của cải xây dựng kinh thành, cung điện ở Phú Xuân, phá dỡ cung điện vua Lê ở Hà Nội chuyển vào, điều động hàng nghìn dân đinh, binh lính Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc thành vào làm trong hàng chục năm. Theo sử cũ, trong một lần tuần du ra Bắc, vua Thiệu Trị đã bắt nhân dân xây dựng 44 hành cung ở dọc đường để vua nghỉ.
Không những thế, thiên tai, mất mùa, đói kém lại thường xuyên xảy ra. Có năm bão lụt lớn làm đổ hàng vạn nhà dân, hàng ngàn người chết. Có năm nạn dịch lan tràn làm hàng chục vạn người chết.
Một bài vè đương thời có câu :
Xúc đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét.
Câu 6. Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
Sự thất bại bước đầu của Pháp
- Ngày 1 - 9 - 1858. quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến và anh dũng chống trả.
-Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.
Câu 11.Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp?
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên triều đình đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất
Câu 12.Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) có những nội dung cơ bản gì?
Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
Câu 1.Nhà Nguyễn rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
Tình hình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX?
Nhà Nguyễn rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
Pháp có âm mưu xâm lược Việt Nam từ khi nào?
Pháp đã có âm mưu xâm lược Việt Nam từ lâu. Họ đã sử dụng các phân tử công giáo phản động đi trước.
Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt, giàu tài nguyên, khoáng sản và nguồn nhân công rẻ mạt.
Duyên cớ trực tiếp để thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm nước ta là gì?
Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, thực dân Pháp đem quân đánh chiếm nước ta.
Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?
Đà Nẵng nằm trên địa phận của tỉnh Quảng Nam rộng lớn, đông dân, trù phú lại có cửa biển sâu, tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động. Sau khi chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp có thể dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công ra Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chống trả quyết liệt, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa. Vì vậy, sau 5 tháng tấn công Đà Nẵng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859.
Vì sao thực dân Pháp tiến công Gia Định?
Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng, quân Pháp đưa quân tiến đánh Gia Định hòng cắt đứt đường tiếp tế lương thực của triều đình Huế và thực hiện kế hoạch đánh chiếm Cao Miên.
Thực dân Pháp vấp phải những khó khăn nào khi tiến công Gia Định?
Nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn. Trong khi đó, quân Pháp lại không nhận được viện trợ từ Pháp sang mà còn phải rút bớt quân sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Vì vậy, số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài 10 km.
Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dụng được thời cơ khi lực lượng dịch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.
Thái độ sai lầm của triều đình đã dẫn đến hậu quả gì?
Sai lầm của triều đình Huế làm cho thực dân Pháp có điều kiện củng cố lực lượng và sau khi kí Hiệp ước Bắc Kinh (25-10-1860), tạm thời kết thúc chiến tranh với Trung Quốc, Pháp đưa thêm quân vào đánh chiếm nước ta. Lúc này, mặc dù quân triều đình Huế chống cự quyết liệt nhưng phải chịu, thất bại trước hỏa lực mạnh của địch. Hậu quả là quân Pháp chiếm được các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.
Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp? Thái độ của em trước việc nhà Nguyễn kí Hiệp ước đó?
- Nhà Nguyễn nhân nhượng vói Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
- Rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì.
- Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền dân tộc: cắt đất cho giặc. Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm về việc đã để mất một phần lãnh thổ vào tay giặc.
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) có những nội dung cơ bản gì?
Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:
Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc. Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.
Thái độ của nhân dân ta trước việc triều đình kí Hiệp ước?
Nhân dân ta không nản chí, tiếp tục tự động đứng lên kháng chiến chống Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 5: Vì Đà Nẵng
- Có cửa biển rộng và sâu, thuận tiện cho Pháp mang những cổ máy nặng đến Việt Nam.
- Từ Đà Nẵng đến Huế chỉ tới khoảng 100km về phía Bắc, sau đó sẽ vượt đèo Hải Vân đánh Huế với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
- Gần Đà Nẵng có Quãng Ngãi và Quãng Nam là khu vực đầy lương thực
5, -đà nẵng có cảng biển sâu và rộng, thuận lợi cho tàu lớn của pháp.
-từ đà nẵng đến huế khoảng gần 100km, khi chiếm được đà nẵng thì thực dân pháp sẽ tiến thẳng đến kinh thành hueesmaf nhà nguyễn đang đóng đô.
>đánh nhanh thắng nhanh.
7,đánh gia định sau đó đánh vào đồng bằng sông cửu long-vựa lúa lớn nhất của cả nước.
>tránh việc cung cấp lương thực cho quân và dân ta, cũng như chiếm luôn vựa lúa.
các câu hỏi còn lại mình đều thấy có bạn hỏi và đã có câu trả lời, bạn thử tìm xem.
Câu 7.Vì sao thực dân Pháp tiến công Gia Định?
Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của việt nam, vị trí chiến lược quan trọng, hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi,
Từ Gia Định có thể đánh sang Cam-pu-chia , cắt con đường tiếp tế lương thực nhà Nguyễn, thuận lợi làm chủ khu vực sông Mê Kông
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước :
- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh. . Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.
câu 1 tình hình nhà nguyễn
chế độ pk suy yếu, triều đình yếu hèn bạc nhược
C3:Vì:
-Nước ta có nguồn tài nguyên dồi dào
-địa lý và vị trí thuận lợi
-triều Nguyễn suy yếu