Văn mẫu lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bảo Anh Nguyễn

Bài 1 : Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 cặp từ đồng âm (gạch chân)
Bài 2 : Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 thành ngữ (gạch chân)
Bài 3 : Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

Nguyễn Linh
4 tháng 12 2017 lúc 20:17

Câu 3 :

-- Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen).
-- Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc.

Nguyễn Hải Đăng
4 tháng 12 2017 lúc 20:51

'Quê tôi sớm tinh mơ .. tiếng gà gọi cha vác quốc ra đồng
ai đem nắng đong đầy đôi vai..cháy những giọt mồ hôi........'
Ôi!Quê hương!Tiếng gọi thiêng liêng của người công dân bé nhỏ gọi về nơi chôn rau cắt rốn của mình.Tôi yêu quê tôi!Yêu những cánh diều vi vu trên bầu trời xanh thẳm.Yêu những buổi đi bắt dế , cào càodưới cánh đồng cỏ.Những đêm trải chiếu ngồi tụ tập ngắm ánh trăng sáng chiếu qua kẽ lá, nghe già làng kể chuyện.Tôi yêu quê tôi!Yêu những tháng ngày đã trôi qua ấy ! Nếu mai này , khi tôi đã tiến đến thành công và rời xa quê hương thì tôi vẫn sẽ mãi nhớ đến nó , bởi từ lâu , nó đã là một kỷ niệm đẹp đẽ chiếm gọn một chỗ trong tim tôi!heart

Nguyễn Hải Đăng
4 tháng 12 2017 lúc 20:53
Từ đồng âmtừ nhiều nghĩa là hai mảng kiến thức quan trọng trong phân môn Luyện từ và câu – chương trình Tiếng Việt lớp 5. Trong thực tế thì đa số học sinh(HS), kể cả HS giỏi và không ít GV nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. * Lý do thứ nhất: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa. * Lý do thứ hai: Trong chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân biệt. * Lý do thứ ba: HS còn chưa phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Vậy mời các bạn cùng trao đổi để học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?

- VD: Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong ví dụ sau:

- Chúng ta cùng ngồi vào bàn1 để bàn 2 về cách dạy Tiếng Việt.

- Bàn3 phím của chiếc đàn này thật xinh.

Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen). Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển từ nghĩa gốc. Trở lại VD ở trên, trong VD1 “bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc”đều mang nghĩa gốc, VD2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn “bàn” trong “bàn phím” mang nghĩa chuyển. Vậy làm thế nào để HS phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ? Các từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng cách diễn giải. Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác(mang nghĩa phụ). VD: Mùa xuân(1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2). Ta thấy rằng: “xuân”(2) được dùng theo nghĩa chuyển vì“xuân” có thể thay thế bằng “tươi đẹp”. Sau khi HS đã nắm bắt được bản chất của kiến thức, để cho học sinh có kỹ năng phân biệt, GV cần biên soạn thành những dạng bài tập hỗn hợp cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để HS luyện tập.


Các câu hỏi tương tự
Dũng Dinh
Xem chi tiết
Bảo Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Pro nè
Xem chi tiết
Nam Lý
Xem chi tiết
Nguyễn Công Đạt
Xem chi tiết
VƯƠN CAO VIỆT NAM
Xem chi tiết
Huy Phạm
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh
Xem chi tiết