Bài 1: Viết công thức cấu tạo có thể có của C3H9N ( biết C hóa trị IV, H hóa trị I, N có hóa trị III)
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, trình bày cách nhận biết các chất khí sau đựng trong các lọ bị mất nhãn: CH4, CO2,C2H4, Cl2
Bài 3: Dẫn 6,72 lít hỗn hợp X gồm metan và axetilen qua dung dịch brom ( lấy dư), người ta thấy cần dùng vừa đủ 100ml dung dịch Br2 1M ( biết các thể tích khí đo ở đktc)
a) Viết pthh xảy ra
b)Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu
c) Tính khối lượng của tetra brom etan thu được
d) Nếu thay khí axetilen trong 6,72 lít hỗn hợp X bằng khí etilen thì hỗn hợp X có thể làm mất màu bao nhiêu lít Br20,1M
e) Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lí hỗn hợp X trên. Tính tổng khối lượng sản phẩm thu được.
Bạn chia nhỏ câu hỏi ra nhé
Bài 1:
\(CH_3-CH_2-CH_2-NH_2\): propan-1-amin
\(CH_3-CH\left(NH_2\right)-CH_3\): propan-2-amin
\(CH_3-CH_2-NH-CH_3\): etylmetylamin
\(\left(CH_3\right)_3N\): trimetylamin
Bài 2: Trích mẫu thử :
-mẫu thử có khí màu vàng lục là Cl2
-Sục dung dịch \(Ca\left(OH\right)_2\) dư vào các mẫu thử
+mẫu thử nào có xuất hiện kết tủa CO2
+mẫu thử không hiện tượng : CH4,C2H4
-2 mẫu thử còn lại cho dung dịch Br2 dư vào:
+mẫu thử làm nhạt dung dịch Br2 là C2H4
+mẫu không hiện tượng : CH4
Bài 3:
a)\(C_2H_2+2Br_2-->C_2H_2Br_4\)
\(n_{Br_2}=0,1\left(mol\right)=>n_{C_2H_2}=\frac{1}{2}n_{Br_2}=\frac{1}{2}.0,1=0,05\left(mol\right)\)
b) Trong cùng điều kiện về áp suất , nhiệt độ và thể tích tỉ lệ thể tích là tỉ lệ số mol
\(n_{h^2}=0,3\left(mol\right)\)
=> \(\%n_{C_2H_2}=\frac{0,05}{0,3}.100=16,67\%=>\%n_{CH_4}=100-16,67=83,33\%\)
Bài 3:
c)
\(n_{C_2H_2Br_2}=n_{C_2H_2}=0,05\left(mol\right)=>m_{C_2H_2Br_2}=0,05.186=9,3\left(g\right)\)
d) \(C_2H_4+Br_2-->C_2H_4Br\)
0,05________0,05
=> \(V_{Br_2}=\frac{0,05}{0,1}=0,5\left(l\right)\)
e) \(n_{CO_2}=n_{CH_4}+2n_{C_2H_2}=0,25+2.0,05=0,35\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=2n_{CH_4}+n_{C_2H_2}=2.0,25+0,05=0,55\left(mol\right)\)
=> \(m_{Sp}=m_{CO_2}+m_{H_2O}=0,35.44+0,55.18=25,3\left(g\right)\)