Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thanh Mai Đinh

Bài 1: Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về bài thơ"Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh

Bài 2: Bài thơ:Đi đường" cho ta bài học gì?

Bài 3: Hày phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong 2 câu thơ cuối của bài Ngắm trăng

Bài 4: Ý nghĩa của bài đi đường gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8? So sánh sự giống nhau ở 2 bài thơ

Mấy bạn làm được bài nào thì làm. Giúp mình nhé! Cảm ơn!

Phan Thu An
28 tháng 2 2018 lúc 20:50

Đề 1 : Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.

Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống : ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách Á đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.

Đề 2 :1/- Muốn đến đích (thực hiện ước mơ, lý tưởng), con người phải trải qua nhiều vất vả, gian lao.
2/- Đối diện với những gian lao, trắc trở, nếu con người không có ý chí quyết tâm, không có nghị lực , không có niềm tin .... thì sẽ không bao giờ đạt được ước muốn. ngược lại, nếu "bền lòng vững chí" tự tin, bản lĩnh,... thì sẽ vượt qua !
Tương tự như các câu :
* "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học)
* Sống ở trên đời, người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công (Nghe tiếng giã gạo - Hồ Chí Minh)
3/- Khi đã lên đến đỉnh cao của ước mơ, lý tưởng, con người có thể mở rộng tầm mắt mình hơn nữa trước thế giới bao la ...
4/- Những khó khăn, vất vả, thử thách, hiểm nguy,... chính là thước đo giá trị con người !

Đè 3 :Nghệ thuật đối làm nổi bật tình yêu của Bác vs trăng và vẻ đẹp của trăng . Thể hiện sự hòa hợp vs thiên nhiên

bạn tk nhé

Ngô Thị Thu Trang
28 tháng 2 2018 lúc 21:56
Câu 2Qua bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh, em có thể rút ra được những bài học thế này :
1/- Muốn đến đích (thực hiện ước mơ, lý tưởng), con người phải trải qua nhiều vất vả, gian lao.
2/- Đối diện với những gian lao, trắc trở, nếu con người không có ý chí quyết tâm, không có nghị lực , không có niềm tin .... thì sẽ không bao giờ đạt được ước muốn. ngược lại, nếu "bền lòng vững chí" tự tin, bản lĩnh,... thì sẽ vượt qua !
Tương tự như các câu :
* "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học)
* Sống ở trên đời, người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công (Nghe tiếng giã gạo - Hồ Chí Minh)
3/- Khi đã lên đến đỉnh cao của ước mơ, lý tưởng, con người có thể mở rộng tầm mắt mình hơn nữa trước thế giới bao la ...
4/- Những khó khăn, vất vả, thử thách, hiểm nguy,... chính là thước đo giá trị con người !
Ngô Thị Thu Trang
28 tháng 2 2018 lúc 21:57

Đề 3

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.



Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Tuấn Khanh
Xem chi tiết
P Đỗ
Xem chi tiết
Huyền Lê
Xem chi tiết
Ngọc Ngọc
Xem chi tiết
Nhung Nguyễn
Xem chi tiết
Dương Hoàng Thuỷ Trà
Xem chi tiết
van
Xem chi tiết
Như Phạm
Xem chi tiết
Duy Báchh
Xem chi tiết