Bài 1: Một vật có khối lượng 4 kg đang ở trạng thái nghỉ (vận tốc đầu v0 = 0) thì chịu tác dụng của một lực có độ lớn 8 N.
a) (2 điểm) Tính gia tốc vật thu được.
b) (4 điểm) Tính quãng đường vật đi được trong 5 s đầu tiên và vận tốc ở cuối giây thứ 5 đó.
Bài 2: Một vật đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều , biết sau khi đi được 1 m thì vận tốc của vật là 100 cm/s.
a) (2 điểm) Tính gia tốc của vật.
b) (2 điểm) Xác định độ lớn của lực tác dụng vào vật cho biết khối lượng của vật là 100 kg.
Bài 1.
Gia tốc vật thu được: \(F=m\cdot a\Rightarrow a=\dfrac{8}{4}=2\)m/s2
Quãng đường vật đi được trong giây thứ 5:
\(S=v_0t+\dfrac{1}{2}at^2=\dfrac{1}{2}\cdot2\cdot5^2=25m\)
Vận tốc vật ở cuối giây thứ 5:
\(v=v_0+at=0+2\cdot5=10m\)/s
Bài 2.
\(v=100cm\)/s\(=1\)m/s
Gia tốc vật : \(v^2-v_0^2=2aS\Rightarrow1^2-0^2=2\cdot a\cdot1\Rightarrow a=0,5\)m/s2
Lực tác dụng vào vật: \(F=m\cdot a=100\cdot0,5=50N\)