Chủ đề 5. Phản ứng oxy hóa - khử

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Ngọc

Bài 1: Khử hoàn toàn đồng (II) oxit thu được 12,8 g đồng.

a) Tính thể tích khí H2 cần cho phản ứng( ở đktc).

b) Tính khối lượng đồng (II) oxit đã dùng.

Bài 2: Khử hoàn toàn 48 g sắt (III) oxit bằng khí H2.

a) Tính thể tích khí hidro cần dùng (ở đktc).

b) Tính khối lượng sắt thu được.

Bài 3: Cho dòng khí H2 dư qua 24 gam hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3 nung nóng. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng. Biết rằng mFe2O3: mCuO= 3:1

Bài 4: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra( nếu có) trong các trường hợp sau và phân loại phản ứng:

a) Cho khí hidro tác dụng với: oxi, đồng (II) oxit, sắt (II) oxit, sắt (III) oxit, sắt từ oxit, chì (II) oxit, thủy ngân (II) oxit, kẽm oxit, nhôm oxit, natri oxit.

b) Các kim loại Al, Fe, Na, Ba, Zn, Cu, Ag lần lượt tác dijng với các axit HCl, H2SO4 loãng.

Hoàng Tuấn Đăng
5 tháng 3 2017 lúc 14:47

Bài 1:

a) PTHH: CuO + H2 =(nhiệt)=> Cu + H2O

Ta có: nCu = \(\dfrac{12,8}{64}=0,2\left(mol\right)\)

Theo PT, nH2 = nCu = 0,2 (mol)

=> VH2(đktc) = \(0,2\cdot22,4=4,48\left(l\right)\)

b) Theo PT, nCuO = nCu = 0,2 (mol)

=> mCuO = \(0,2\cdot80=16\left(gam\right)\)

Hoàng Tuấn Đăng
5 tháng 3 2017 lúc 14:52

Bài 2:

a) PTHH: Fe2O3 + 3H2 =(nhiệt)=> 2Fe + 3H2O

Ta có: nFe2O3 = \(\dfrac{48}{160}=0,3\left(mol\right)\)

Theo PT, nH2 = 3.nFe2O3 = \(3\cdot0,3=0,9\left(mol\right)\)

=> VH2(đktc) = \(0,9\cdot22,4=20,16\left(l\right)\)

b) Theo PT, nFe = 2.nFe2O3 = \(2\cdot0,3=0,6\left(mol\right)\)

=> mFe = \(0,6\cdot56=33,6\left(gam\right)\)

Hoàng Tuấn Đăng
5 tháng 3 2017 lúc 14:58

Bài 3:

Đặt khối lượng Fe2O3 là 3a (gam)

=> Khối lượng của CuO là a (gam)

Theo đề ra, ta có: mFe2O3 + mCuO = 3a + a = 4a = 24 (gam)

=> a = 6

=> \(\left\{{}\begin{matrix}m_{Fe2O3}=18\left(gam\right)\\m_{CuO}=6\left(gam\right)\end{matrix}\right.\)

=> \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Fe2O3}=\dfrac{18}{160}=0,1125\left(mol\right)\\n_{CuO}=\dfrac{8}{80}=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

PTHH:

Fe2O3 + 3H2 =(nhiệt)=> 2Fe + 3H2O

0,1125---0,3375--------0,225

CuO + H2 =(nhiệt)=> Cu + H2O

0,1----0,1---------------0,1

a+b) Từ đây bạn dựa theo số mol mình vừa đặt trên phương trình mà suy ra thể tích H2 và khối lượng Cu, Fe thu được nhé!

Hoàng Tuấn Đăng
5 tháng 3 2017 lúc 15:07

Bài 4:

a) 2H2 + O2 \(\rightarrow\) 2H2O

H2 + CuO \(\rightarrow\) Cu + H2O

H2 + FeO \(\rightarrow\) Fe + H2O

3H2 + Fe2O3 \(\rightarrow\) 2Fe + 3H2O

4H2 + Fe3O4 \(\rightarrow\) 3Fe + 4H2O

H2 + PbO \(\rightarrow\) Pb + H2O

H2 + HgO \(\rightarrow\) Hg + H2O

H2 + ZnO \(\rightarrow\) Zn + H2O

b)

+) 2Al + 6HCl \(\rightarrow\) 2AlCl3 + 3H2

2Al + 3H2SO4 \(\rightarrow\) Al2(SO4)3 + 3H2

+) Fe + 2HCl \(\rightarrow\) FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 \(\rightarrow\) FeSO4 + H2

+) 2Na + 2HCl \(\rightarrow\) 2NaCl + H2 (Ở đây có 1 phản ứng nữa nhưng bạn chưa học nên mình ko viết)

2Na + H2SO4 \(\rightarrow\) Na2SO4 + H2

+) Ba + 2HCl \(\rightarrow\) BaCl2 + H2 (Ở đây có 1 phản ứng nữa nhưng bạn chưa học nên mình ko viết)

Ba + H2SO4 \(\rightarrow\) BaSO4 + H2

+) Zn + 2HCl \(\rightarrow\) ZnCl2 + H2

Zn + H2SO4 \(\rightarrow\) ZnSO4 + H2

+) Cu, Ag không có phản ứng với 2 axit trên


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Chenly
Xem chi tiết
trang
Xem chi tiết
Phan Đại Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
Tống Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Vương Trúc
Xem chi tiết
Hà Vy Trần
Xem chi tiết
Maii Tuyết
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết