Bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Phương Linh

Bài 1: Em hãy giải thích vì sao trong giờ thí nghiệm môn hóa học, giáo viên thường dặn HS hơ đều ống thí nghiệm chứ không hơ nóng một chỗ trên ống nghiệm.

Bài 2: Khi đổ nước sôi trong hai cốc thủy tinh, một cốc dày và một cốc mỏng. Hỏi cốc nào dễ vỡ hơn? Vì sao?

Bài 3: Tại sao đinh buloong và ốc vặn người ta lại làm chung một chất. Nếu làm hai chất khác nhau thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Bài 4: Vì sao khi trộn bê tông người ta phải pha đúng tỷ lệ giữa xi măng, nước, cát và sỏi? Để bê tông được tốt hơn người ta có thể trộn thêm xi măng nhiều hơn có được không? Tại sao?

Bài 5: Tại sao khi làm nhiệt kế người ta phải dùng chất lỏng là thủy ngân chứ không phải là rượu hay nước?

Bài 6: Một bình ête, một bình rượu và một bình nước cùng có thể tích là 1 lít ở 0oC, khi nung nóng cả ba bình lên đến 50oC thì ta thấy mực chất lỏng trong ba bình lần lượt có giá trị là: 1080cm3, 1058cm3 và 1012cm3. Hỏi độ tăng thể tích của chúng là bao nhiêu? Chất nào giãn nở nhiều hơn? Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Team lớp A
25 tháng 2 2018 lúc 14:17

Bài 2: Khi đổ nước sôi trong hai cốc thủy tinh, một cốc dày và một cốc mỏng. Hỏi cốc nào dễ vỡ hơn? Vì sao?

==> Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ

Nguyễn Hoàng Anh Thư
25 tháng 2 2018 lúc 18:43
Bài 6: 1 lít = 1000cm3 Gọi thể tích của ête, nước, rượu lần lượt là V1, V2, V3 Gọi thể tích sau khi đun nóng ête, rượu, nước lần lượt là V4, V5, V6; gọi thể tích ban đầu của ête, rượu, nước là V7 Độ tăng thể tích của ête sau khi đun nóng: V1 = V4 – V7 = 1080 – 1000 = 80 (cm3) Độ tăng thể tích của rượu sau khi đun nóng: V2 = V5 – V7 = 1058 – 1000 = 58 (cm3) Độ tăng thể tích của nước sau khi đun nóng: V3 = V6 – V7 = 1012 – 1000 = 12 (cm3) Ête giãn nở nhiều nhất (58cm3 < 80cm3 > 12cm3) Nước < Rượu < Ête (12cm3 < 58cm3 < 80cm3)
Nguyễn Hoàng Anh Thư
25 tháng 2 2018 lúc 18:50
Bài 3: Nếu đinh buloong và ốc vặn người ta làm khác chất, khi dãn nở đinh buloong và ốc vặn không nở đồng đều, dễ gây hư hỏng, vì vậy người ta phải làm chung một chất, khi dãn nở đinh buloong và ốc vặn nở bằng nhau, tránh gây hư hỏng
Team lớp A
25 tháng 2 2018 lúc 14:13

Bài 2: Khi đổ nước sôi trong hai cốc thủy tinh, một cốc dày và một cốc mỏng. Hỏi cốc nào dễ vỡ hơn? Vì sao?

==> Cốc thủy tinh mỏng đựng nước sôi thì dễ vỡ hơn do chịu nhiệt kém hơn cốc thủy tinh dày.


Các câu hỏi tương tự
Thanh Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Ngon Mai Thien
Xem chi tiết
Nguyễn Lâm Chí
Xem chi tiết
Huỳnh Minh Nghi
Xem chi tiết
KẺ_BÍ ẨN
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Bùi Thị Diễm Kiều
Xem chi tiết
Phan Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
Phạm Yến
Xem chi tiết