Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tài Trịnh

Bài 1: Có người đã từng nói rằng: "Người nghèo nhất không phải là người không có 1 xu dính túi mà là người không có lấy 1 ước mơ". Em hãy viết đoạn văn ngắn nói về ước mơ của mình. (Mọi người viết về ước mơ bác sĩ cho mình tham khảo nhé ^^)

Bài 2: Em hiểu như thế nào về câu nói sau: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình người". (Dùng các tác phẩm văn học đã học trong chương trình lớp 7, lớp 8 để làm dẫn chứng)

Nguyễn Bảo Trung
13 tháng 10 2017 lúc 6:03

Bài 1 :

Ước mơ của em đã được nung nấu từ năm em còn lớp 2. Còn nhớ hôm đó, khi mẹ đón em đi học về, bỗng nghe tiếng kêu thất thanh của một bác đi đường: “cứu với…. cướp….cướp….!”. Liền sau đó, có một chú cảnh sát rượt theo tên cướp. Sau một lúc chống cự, tên cướp đã bị chú cảnh sát tóm gọn và đưa về đồn. Trên trán chú, mồ hôi lăn dài, nhưng không vì thế mà chú chểnh mảng công việc đang thực hiện. Nét nghiêm nghị hiện hữu trên không mặt chữ điền. Túi xách của cô đi đường may mắn được tìm lại và không mất mát gì. Cô cảm ơn chú cảnh sát rối rít và vui vẻ về đồn để lấy lời khai. Từ hôm đó, em luôn ước ao mình lớn thật nhanh để có thể trở thành nữ cảnh sát, bắt hết những tên cướp, bảo vệ sự bình yên cho mọi người.

Nguyễn Bảo Trung
13 tháng 10 2017 lúc 6:04

Bài 2 :

Tại sao “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương?” Phải là một con người từng trải mới nói được những lời mang ý nghĩa sâu sắc như thế.

Qua sách báo, qua những bài học địa lí, ta mới biết được Bắc Cực lạnh lắm. Băng tuyết bao phủ quanh năm. Những ngọn núi băng cao chọc trời bao phủ cả một vùng mênh mông, kéo dài hàng nghìn hải lí. Lạnh dưới độ âm năm, sáu mươi độ. Phải là những nhà thám hiểm, nhà khoa học… mới đến được Bắc Cực. Chỉ có loài gấu trắng, hải cẩu, chim cánh cụt… mới sống ở Bắc Cực.

Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương

Nghe nói đến hai tiếng Bắc Cực mà ghê người. Nhưng nhà văn Nga lại nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”.

Nơi không có tình thương hoặc thiếu tình thương là một xã hội mà chế độ bóc lột, áp bức ngự trị. Nơi đó, con người sống đau khổ trong thù hận, máu và nước mắt. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết:

Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta

Thằng giặc Tây thằng chúa đất

Đứa đè cổ, đứa lột da

(Ðất nước)

Nơi không có tinh thương thì quyền sống của con người bị chà đạp, bị tước đoạt. Nơi ấy, có kẻ ngồi mát ăn bát vàng, kẻ ăn không hết, người lần không ra, có kẻ không có cháo cầm hơi, không có manh áo che thân giữa những ngày đông tháng giá.

Nơi không có tình thương, lòng người, trái tim người khô héo, băng giá. Sự cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau không có. Sống chết mặc bay. Dửng dưng trước sự đau khổ của đồng loại. Con người khác nào cầm thú! Đọc Đám tang lão Gô-ri-ô của văn hào Ban-dắc mà ta thấy hãi hùng. Cha già yếu, ốm đau, hai cô con gái chẳng đoái hoài. Cha chết trong cô đơn, tủi nhục, nghèo khổ… nhưng hai người con gái giàu sang không thèm đến, không một giọt nước mắt. Tiền bạc trong xã hội tư sản đã làm băng giá tim người. Tình cha ***** con, tình anh em, tình bè bạn, tình đồng loại không còn nữa. Người ta tôn thờ thần tiền. Đúng là nơi không có tình thương còn lạnh hơn Bắc Cực.

Xã hội thực dân nửa phong kiến là nơi không có tình thương. Vì thế mới có hiện tượng như nhà chí sĩ Phan Châu Trinh đã khinh bỉ đả kích: “Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Chẳng những thế mà thôi “một người làm quan, một nhà có phước”, dầu tham, dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thể nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai”. (Về luân lí xã hội ở nước ta)

Nơi không có tình thương thì không có đạo lí, con người trở nên tham lam, ích kỉ, độc ác, ti tiện. Sự chênh lệch quá lớn về giàu, nghèo trong xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự băng giá tình người. Nơi không có tình thương, chế độ không có tình thương không thể tồn tại được. Khi dân chủ và công bằng xã hội đã bị tước đoạt, chà đạp thì nơi đó làm gì có tình thương. Nơi đó là địa ngục, còn lạnh hơn cả Bắc Cực.

Nói đến tình thương là nói đến đạo Lí, là nói đến lòng nhân ái. Nhân dân ta luôn luôn nhắc nhở nhau: “Thương người như thể thương thân”. Gia đình là cái nôi của tình thương: tình cha con, mẹ con, tình anh em, tình ông bà con cháu. Dân tộc là nơi phát triển tình thương: tình đồng bào, tình yêu quê hương, đất nước. Dưới mái trường, tuổi trẻ được giáo dục và phát triển tình thương: tình thầy trò, tình bằng hữu, tình yêu Tổ quốc.

Phải sống nơi thiếu tình thương là điềm bất hạnh. Được sống trong tình thương là hạnh phúc.

Các phong trào như giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ đồng bào nghèo, đồng bào vùng bão lũ… là những hành động thiết thực để xây dựng tình thương cho con người và cho xã hội.

Câu nói của nhà văn Nga về sự thiếu tình thương có giá trị giáo dục lòng nhân ái cho bất cứ ai.


Các câu hỏi tương tự
Trương Thị Kim Nguyên
Xem chi tiết
Phan Quốc Bảo
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
Minh Khoa
Xem chi tiết
Lý Vũ Thị
Xem chi tiết
dang hai
Xem chi tiết
kimi (phó team Goal Kill...
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Trần Đình Lê Chiến
Xem chi tiết