Ôn tập học kỳ II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mạnh Lê

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với con người như thế nào . Ví dụ ở Việt nam .

Trần Thị Hà Trang
5 tháng 5 2019 lúc 20:50

địa chứ nhỉ

Phyniy
2 tháng 10 2019 lúc 9:42

+thủy triều đỏ ở Bình Thuận.

+Ô nhiễm môi trường ở Hà Nội.

+Đb sông Cửu Long sẽ bị mất vào 50năm sau.

Em hỏi cô NgocHnue ik.

tiny
15 tháng 12 2019 lúc 1:33

bạn dựa vào cái này nha

I. MỞ ĐẦU

Biến đổi khí hậu do 2 nguyên nhân: Tự nhiên và nhân sinh, trong đó nguyên nhân do con người là chủ yếu, chiếm 90 %. Cả 2 yếu tố này đều ảnh hưởng đến tổng lượng bức xạ mặt trời được hệ thống khí hậu hấp thụ. Tuy nhiên, những hoạt động của con người là yếu tố quan trọng gây biến đổi khí hậu (BĐKH) do đào thải nhiều khí nhà kính dẫn đến hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2. Biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng trái đất đang nóng dần lên và kéo theo nhiều hậu quả khác như nước biển dâng lên, hiện tượng El-Nino hoạt động mạnh lên cả về cường độ và tần suất,…Do vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp thích ứng có khả năng thực hiện trong việc đối phó với biến đổi khí hậu,…

II. NỘI DUNG

1. Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH)

Biến đổi khí hậu toàn cầu xảy ra do tác động của khí nhà kính qua các hoạt động của con người, dẫn đến hiện tượng trái đất đang nóng dần lên và kéo theo nhiều hậu quả khác. Theo báo cáo của IPCC, nhiệt độ của trái đất tăng trung bình 0.60C trong thế kỷ vừa qua và dự báo có thể tăng 1,4 - 6,4oC vào năm 2010, lượng mưa tăng không đều, nhiều vùng mưa quá nhiều, nhưng nhiều vùng khác trở nên khô hạn hơn. Theo tính toán mới nhất, mực nước biển có thể dâng lên từ 0,7-1,4 m trong 100 năm tới. Hiện tượng El-Nino hoạt động mạnh lên cả về cường độ và tần suất. Diện tích vùng băng giá Bắc bán cầu giảm khoảng 10- 15% kể từ những năm 1950, và có thể không còn vào năm 2030. Băng tại Bắc cực và các đỉnh núi cao cũng tan đáng kể trong những thập kỷ tới.

Bảng 1. Các kịch bản về phát thải KNK (SRES), kinh tế, xã hội,

khí hậu và nước biển dâng

Năm

Dân số

TG

tỷ

người)

GDP toàn

cầu

(1012 ­ USD/

Năm)

Tỷ lệ thu nhập theo

đầu người.

(nước PT/ nước

ĐPT)

Hàm lượng

Ôzôn tăng thấp

(ppm)

Hàm

Lượng

CO2

(ppm)

Biến đổi

nhiệt độ

toàn cầu

Nước biển

dâng toàn

cầu (cm)

1990

5,3

21

16,1

-

354

0

0

2000

6,1- 6,2

25-28

12,3- 14,3

40

367

0,2

2

2050

8,4-11,3

59-187

2,4- 8,2

60

463- 623

0,8- 2,6

5- 32

2100

7,0-15,1

197-550

1,4- 6,3

>70

478- 1099

1,4- 5,8

9- 88

Theo dự báo, các hiện tượng cực đoan về khí hậu sẽ tăng lên về tần số, cường độ và thời gian, bão tố, lũ lụt và hạn hán sẽ nhiều hơn với cường độ cao hơn. Những tác động của BĐKH đến một lĩnh vực chủ yếu được thể hiện ở hình 1.

Hình 1. Các tác động của biến đổi khí hậu

1.1. Tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái (HST) tự nhiên và đa dạng sinh học (ĐDSH)

Các HST trên Trái đất cùng với muôn loài là nguồn giá trị kinh tế, môi trường (MT) và văn hóa của loài người. BĐKH sẽ làm dịch chuyển các vùng khí hậu. Các loài sẽ phải phản ứng thích nghi với các điều kiện khí hậu mới.

- Trước hết do trái đất nóng lên, các ranh giới nhiệt của HST lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao hơn, khi ấy các loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển ở các vĩ mô cao hơn hoặc trên những vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại, các loài ưa lạnh bị thu hẹp lại, hoặc phải di cư đi nơi khác.

- Một số loài thích ứng tốt hơn với BĐKH trong khi một số khác không thích ứng nổi nên sẽ bị suy thoái dần. BĐKH sẽ làm cho khí hậu sẽ trở nên khắc nghiệt hơn gây hạn hán, lũ lụt, cháy rừng . . sẽ làm các loài có nguy cơ giảm nhiều hơn nữa.

1.2. Tác động của BĐKH đến nông lâm ngư nghiệp

Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí hậu, mà quan trọng nhất là bức xạ mặt trời. Thông qua quá trình quang hợp thì năng suất của cây trồng là một hàm đồng biến với bức xạ mặt trời. Trái đất nóng dần lên dẫn đến thay đổi cấu trúc mùa màng như rút ngắn mùa lạnh, kéo dài hay rút ngắn mùa mưa. Tất cả các yếu tố này sẽ tác động đến thời vụ, sâu bệnh, năng suất - sản lượng.

Nhìn chung, nông nghiệp là ngành bị tác động mạnh nhất của BĐKH. Nhiệt độ tăng lên có thể dẫn đến:

- Một số loài cây trồng, nhất là các cây Á nhiệt đới có khả năng bị biến mất,

- Mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng có thể bị thay đổi.

- Sản lượng ngũ cốc giảm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là vụ mùa.

- Tăng thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, hán hán, bão, ElNino, cháy rừng, sâu bệnh…) khắc nghiệt hơn.

- Chế độ mưa thay đổi ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp, nhất là ở những vùng khô hạn.

- Nước biển dâng làm tăng ngập lụt và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

1.3. Tác động của HST rừng

- BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau.

- Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Đặc biệt, hàm lượng CO2 tăng sẽ góp phần làm tăng sự phát triển HST rừng, nhưng do độ bốc thoát hơi tăng làm độ ẩm đất giảm, kết quả là chỉ số tăng trưởng sinh khí của cây rừng có thể sẽ giảm đi.

- Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như: Trầm hương, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật… sẽ có thể bị suy kiệt.

- Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây trồng.

1.4. Tác động đến thủy sản

- Nước mặn lấn sâu vào lục địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt.

- Rừng ngập mặn bị thu hẹp ảnh hưởng đến HST một số loài thủy sản nước lợ, nước mặn.

- Khả năng tổng hợp chất hữu cơ của HST rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi.

- Nhiệt độ nước tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh hưởng đến tập tính sinh học của sinh vật. Do nhiệt độ tăng, một số loài chuyển đi nơi khác hoặc xuống sâu hơn,…

- Cường độ mưa lớn, nồng độ muối giảm đi 10- 20% trong một thời gian dài làm cho các sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhiễm thể 2 mảnh vỏ bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.

- Mực nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút nghiêm trọng.

- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy sản bị phân tán, các loài cá nhiệt đới (vốn kém giá trị kinh tế, trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (có giá trị kinh tế cao) giảm đi hoặc mất hẳn.

- Các loại thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị hủy diệt hoặc làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên. Hậu quả là:

+ Cá di cư đến vùng biển khác (di cư thụ động)

+ Giảm khối lượng thân của cá.

1.5. Tác động đến tài nguyên nước

- Trước hết BĐKH làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa ở các vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm bốc hơi nhiều hơn và do đó mưa sẽ nhiều hơn. Đặc điểm mưa đối với từng khu vực cũng thay đổi.

- Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các sông, tần suất và cường độ các trận lũ, hạn hán.

- Nhiệt độ tăng lên sẽ làm tan băng tuyết ở nhiều núi cao, dẫn đến tăng dòng chảy ở các sông và gia tăng lũ lụt. Sau một thời gian khi băng trên núi tan hết. nguồn cung cấp nước sẽ cạn, lũ lụt sẽ giảm và dòng chảy các sông sẽ giảm đi rất nhiều.

- Lượng mưa lớn gây trượt lở đất, dẫn đến sự bồi lắng, giảm sức chứa các hồ, chất lượng nước ở các hồ thay đổi.

- Những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài có thể ảnh hưởng đến xã hội với quy mô rộng hơn nhiều so với lũ lụt… Hạn hán và kèm theo là sa mạc hóa xảy ra ở nhiều vùng trên thế giới, làm tăng nguy cơ cháy rừng, gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường,…

1.6. Tác động đến sức khỏe cộng đồng

Tác động này diễn ra khá phức tạp, mang tính tổng hợp của nhiều yếu tố. Có những tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường xung quanh với cơ thể, có những tác động gián tiếp thông qua các yếu tố khác như thực phẩm, nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang mầm bệnh…. IPCC đã nêu ra 6 tác động của BĐKH toàn cầu đến sức khỏe cộng đồng, cụ thể:

- Các áp lực về nhiệt đới (đợt nắng nóng);

- Các hiện tượng cực trị và thiên tai (bão, lũ lụt, hạn);

- Ô nhiễm không khí (bão cát, bão từ)

- Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước;

- Những vấn đề liên quan đến lương thực và dinh dưỡng.

Có nhiều dạng khác nhau biểu hiện những tác động trực tiếp của BĐKH tới cơ thể con người như:

- Cảm nóng, say nắng. Tỷ lệ cơ thể tăng cao trong những khu vực có hoạt động căng thẳng, nóng, ẩm, bí gió.

- Mất cân bằng về nước và muối dẫn đến hiện tượng suy kiệt thường xảy ra trong những khu vực thường bị ảnh hưởng mạnh của thời tiết khô nóng, đặc biệt ở các vùng thấp, do cơ thể bị mất nước nhanh qua việc ra mồ hôi.

- BĐKH đã và đang làm xuất hiện nhiều bệnh mới lạ và đã “toàn cầu hóa” nhiều loại bệnh trước đây chỉ xảy ra trong những khu vực địa lý nhỏ.

2. Nguyên nhân làm biến đổi khí hậu toàn cầu

Biến đổi khí hậu do 2 nguyên nhân: tự nhiên và nhân sinh, trong đó nguyên nhân do con người là chủ yếu, chiếm 90 %. Chìa khóa của những quá trình tự nhiên là sự biến động của cường độ bức xạ Mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bụi núi lửa tập trung nhiều phản xạ bức xạ mặt trời vào không trung. Cả 2 yếu tố này đều ảnh hưởng đến tổng lượng bức xạ mặt trời được hệ thống khí hậu hấp thụ. Tuy nhiên, những hoạt động của con người là yếu tố quan trọng gây BĐKH do đào thải nhiều khí nhà kính dẫn đến hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2. Để đánh giá vai trò của khí nhà kính đến BĐKH cần thiết xét đến 4 đặc trưng sau:

- Thay đổi nồng độ

- Đặc tính hấp thụ bức xạ

- Thời gian tồn tại;

- Tác động với các khí nhà kính khác.

Những nghiên cứu chỉ rõ, các mối liên hệ giữa sự tăng lên của nhiệt độ bề mặt trái đất với sự tăng lên nồng độ của một số loài khí nhà kính trong khí quyển như CO2 , CH4. Khí quyển hiện nay có khoảng 750 tỷ tấn Cacbon, đại dương chứa lượng Cacbon gấp 50 lần, sinh quyển trái đất khoảng 3 lần và lục địa khoảng 5 lần nhiều hơn trong khí quyển.

Trước thời kỳ tiền công nghiệp (1750), hàm lượng khí CO2 khí quyển vốn rất ổn định vào khoảng 280ppm (phần triệu), đến năm 2000 đã tăng lên khoảng 370 ppm. Ở Việt Nam công nghiệp chưa phát triển nên lượng khí nhà kính phát thải chủ yếu là lĩnh vực nông – lâm nghiệp, sử dụng năng lượng (bảng 2, 3)

Như vậy, so với năm 1998, lượng phát thải của các năm 2010, 2020 đều tăng, đặc biệt, từ sau năm 2000, trong lĩnh vự nông nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất, lượng CO2­­­­ phát thải. Đó cũng là mốc thời gian quan trọng đánh dấu lĩnh vực năng lượng thay thế lĩnh vực nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong tổng lượng phát thải KNK.

Bảng 2. Lượng phát thải KNK trong các lĩnh vực chủ yếu ở Việt Nam năm 1998

Lĩnh vực

Lượng phát thải CO2­­­­ tương

đương (triệu tấn)

Tỷ trọng (%)

Năng lượng

43,2

36

Các quá trình công nghiệp

5,6

5

Nông nghiệp

57,3

47

Lâm nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất

12,1

10

Chất thải

2,6

2

Tổng cộng

120,8

100

Bảng 3. Dự tính lượng phát thải KNK cho năm 2010, 2020 (triệu tấn CO2­­­­ tương đương)

Lĩnh vực

1994

2000

2010

2020

Năng lượng

25,64

45,92

105,17

196,98

Lâm nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất

19,38

4,20

-21,70

-28,4

Nông nghiệp

52,45

52,50

57,20

64,70

Tổng cộng

97,47

102,60

140,67

233,28

3. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Có rất nhiều biện pháp thích ứng có khả năng được thực hiện trong việc đối phó với BĐKH. Cách phân loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng thành 8 nhóm sau.

a. Chấp nhận tổn thất

Tất cả các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với các phản ứng cơ bản: “không làm gì cả” ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Về mặt lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất cứ cách nào (ví dụ ở cộng đồng nghèo khó) hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay các thiệt hại có thể phát sinh.

b. Chia sẽ tổn thất

Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẽ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẽ tổn thất giữa cộng đồng rộng mở, như là giữa các hộ gia đình, họ hàng, thôn bản …Mặt khác, các cộng đồng lớn phát triển cao thì sự chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phuc hồi và tái thiết bằng các nguồn quỹ công cộng, hoặc cũng có thể thông qua bảo hiểm cá nhân.

c. Làm thay đổi nguy cơ

Ở mức độ nào đó con người có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ BĐKH. Đối với một số hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, hạn hán thì những biện pháp thích hợp là công tác đắp đập, đào mương, đắp đê, trồng rừng…để kiểm soát lũ lụt. Đối với BĐKH có thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.

d. Ngăn ngừa các tác động

Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn định của khí hậu. Ví dụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong việc thực hiện quản lý mùa vụ: Tăng việc tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

e. Thay đổi cách sử dụng

Khi những rủi ro của BĐKH ngăn cản hoặc tạo ra sự mạo hiểm cho sự tiếp xúc các hoạt động phát triển kinh tế. Ví dụ, nông dân có thể sử dụng các giống cây chịu hạn tốt hoặc các giống cây chịu được độ ẩm đất thấp. Tương tự, đất trồng trọt có thể chuyển đổi sang đất trồng cỏ hay trồng rừng, hoặc có những cách sử dụng khác nhau như làm khu vui chơi giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay công viên…

f. Thay đổi, chuyển địa điểm

Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi, chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Ví dụ, việc di chuyển các cây trồng chính và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và có thể sẽ thích hợp hơn cho các cây trồng trong tương lai.

g. Nghiên cứu khoa học, công nghệ

Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và phương pháp mới về thích ứng.

h. Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi

Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Hiểu biết về sự thích ứng với BĐKH cũng có thể được nâng cao bằng cách nghiên cứu kỹ sự thích ứng với khí hậu hiện tại với khí hậy tương lai. Thích ứng với khí hậu hiện tại không giống như thích ứng với khí hậu trong tương lai và điều đó cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thích ứng.

4. Mười giải pháp cụ thể được kiến nghị ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, xăng, dầu…). Hiện nay, dầu là nhiên liệu phổ biến và cũng từ dầu người ta sản xuất ra nhiều sản phẩm khác, than đá được sử dụng rộng rãi để sản xuất điện. Các nhà khoa học cho biết, cho tới nay, chưa một giải pháp hoàn hảo nào để thay thế nhiên liệu hóa thạch, mặc dù đây là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn.

- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng. Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới 1/3 lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu.

Do đó, việc tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà sinh thái… sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu và giảm mức phát thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng phải được đầu tư để giảm tiêu hao nhiên liệu. Đường tốt không chỉ giúp nhiên liệu cho các phương tiện cơ giới mà còn giảm phát thải các khí độc hại.

- Làm việc gần nhà. Theo tính toán, cứ khoảng 1 galon nhiên liệu (4,5 lít) cho xe chạy sẽ tạo ra khoảng 9kg CO2 phát tán, do đó, làm việc gần nhà không dùng xe mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe, lại có lợi về kinh tế và môi trường.

- Giảm chi tiêu. Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chi tiêu, điều này không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà còn có tác dụng làm giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

- Ăn uống thông minh, tăng cường rau quả. Đây là phương án được giới y học khuyến cáo nhiều, nhưng đối với môi trường lại có ý nghĩa khác. Theo đó, người ta khuyến khích việc canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không sử dụng hoặc sử dụng ít phân bón hóa học, thuốc BVTV. Ngoài ra việc ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho cơ thể, trong khi đó riêng ngành chăn nuôi cũng là nơi sản xuất ra các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất lớn.

- Chặn đứng nạn phá rừng. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 33 triệu ha rừng nhiệt đới bị chặt phá, riêng nạn khai tác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tỷ tấn CO2 thải vào môi trường, chiếm khoảng 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, chặn đứng nạn phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ BĐKH.

- Tiết kiệm điện. Một trong những giải pháp kinh tế khả thi nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm điện như bóng đèn compact, các loại pin nạp.

- Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1-2 con. Hiện nay trên thế giới đã có tới 7 tỷ người và theo dự báo của LHQ đến cuối thế kỷ 21 sẽ tăng lên 9 tỷ và như vậy nhu cầu về thực phẩm, quần áo, các nhu yếu phẩm khác sẽ tăng lên gấp 1,5 lần so với hiện nay. Với mức tiêu thụ lớn như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Đây được xem là phương án phát triển bền vững và khả thi nhất trong tương lai.

- Tìm những nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Việc tìm kiếm và áp dụng những nguồn năng lượng mới, tái tạo để thay thế nhiên liệu hóa thạch là thách thức của loài người trong thế kỷ 21. Một số nguồn năng lượng sáng giá là ethanol từ cây trồng, hyđro từ quá trình thủy phân nước, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng Mặt trời, năng lượng gió và nhiên liệu sinh học.

- Ứng dụng công nghệ mới. Các nhà khoa học hiện đang tiến hành các thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật phong tỏa mặt trời…nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sunfat vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu không khí do quá trình phun nham thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ Trái đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng Mặt trời, tạo ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều CO2 hơn…

III. KẾT LUẬN

- Đã nêu lên được tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực: Tài nguyên, môi trường, y tế, sức khỏe, lâm nghiệp, du lịch, năng lượng và nông nghiệp.

- Đã tìm ra được 2 nguyên nhân làm biến đổi khí hậu toàn cầu đó là nguyên nhân tự nhiên và nhân sinh, trong đó nguyên nhân do con người là chủ yếu, chiếm 90 %.

- Giới thiệu được 8 nhóm biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và 10 giải pháp cụ thể được kiến nghị ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thiên Bảo Bình
Xem chi tiết
Bích Hạnh Nguyễn
Xem chi tiết
Công chúa vui vẻ
Xem chi tiết
☘Ωhɪ Nhi ʊμɪ❤cutek7❤☘
Xem chi tiết
dangphuongnam
Xem chi tiết
Công chúa vui vẻ
Xem chi tiết
hằng đinh thị thu
Xem chi tiết
dangphuongnam
Xem chi tiết
K.Ly
Xem chi tiết