Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Lan Tiên Tử

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng

Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đc sử dụng trong đoạn thơ trên

Gấp

Khinh Yên
16 tháng 7 2019 lúc 15:50

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Anh lửa rừng chờn vờn “mái tóc bạc” của người Cha vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Cử chỉ của Bác “đốt lửa” sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon chứa đựng bao tình yêu thương mênh mông, tình cha con ruột thịt, tình bác cháu ruột rà được nhà thơ ghi lại một cách chân thực làm rung động lòng người:

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Vần thơ như đoạn phim quay cận cảnh. Bác “đốt lửa”, “dém chăn” cho các anh ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương nơi đáy lòng mình? Bác dém chăn cho từng chiến sĩ hay Bác đang truyền hơi ấm tình thương cho các cháu? Câu thơ từng người từng người một diễn tả rất sâu sắc tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, cũng được Bác chia cho phần yêu thương, bởi lẽ Người là cha, là Bác, là Anh (Tố Hữu). Bác gần gũi với mọi ngựời Việt Nam, bởi một lẽ rất đơn giản Bác là Hồ Chí Minh như Minh Huệ đã ca ngợi.

Anh đội viên đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên nọ, từ suy nghĩ này đến cảm xúc khác mà lòng bâng khuâng tự hào. Anh mơ màng, chập chờn “như nằm trong mộng”. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh. Cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng. Niềm kính yêu gắn liền với sự khâm phục và biết ơn Bác. Nhà thơ đã sử dụng những ngôn từ đẹp nhất, kết hợp với hình ảnh so sánh diệu kì nhất để ca ngợi tâm hồn cao cả và tình thương bao la của Bác đối với dân tộc. Câu thơ như một nét vẽ mang màu sắc thần thoại làm xúc động nơi trái tim người đọc:

Bóng Bác cao lồng lộng .

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Sống bên Bác, ai cũng cảm thấy tự hào, ai cũng thấy mình được truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

(Sáng tháng năm)

Thế thơ năm chữ bình dị, mộc mạc, giàu sức truyền cảm đã tạo cho bài thơ đậm đà chất dân ca Nghệ Tĩnh. Năm khổ thơ đã diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của anh đội viên với lãnh tụ. Giọng điệu thơ hồn nhiên như tiếng nói tâm tình nên có sức lan toả rộng và lắng sâu trong tâm hồn người đọc. Bác thiêng liêng mà gần gũi quá! Kính yêu Bác, em xin hứa học giỏi, mãi mãi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, tiếp bước con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra.

Đạt Đú Đởn
16 tháng 7 2019 lúc 21:53

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương. Đặc biệt là sử dụng biện pháp hoán dụ "Người cha" để nói về Bác.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Khanh Tay Mon
17 tháng 7 2019 lúc 5:31

Đoạn thơ:Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Đã ử dụng ẩn dụ trong lời thơ "người cha mái tóc bạc".người cha ở đây dc hiểu là bắc Hồ.Đây là một cách ss ngầm rất phù hợp và độc đáo vifgiwuax Bác Hồ vs ng` cha có nhiều nét tương dồng như tương dồng về tuồi tác (mái tóc bạc) ;tương đồng về tình cảm và hđ chăm sóc ác a đội viên của Bác nhưng ng` cha chăm soc các con trong gđ.Qua h/ả ẩn dụ cho ta thấy đc tình yêu thương bao la rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và dân công.Trong con mắt a đội viên thì Bác nhưng ng` cha già đáng yêu ,đáng kính.

Nguyễn Huyền Trâm
17 tháng 7 2019 lúc 7:51
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
17 tháng 7 2019 lúc 16:02

- Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên là :

+) Phép tu từ ẩn dụ

" Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm. "

→ Tác dụng : Gợi nhiều liên tưởng cho người đọc về tình thương yêu của Bác Hồ với chiến sĩ trên một đêm rừng ở chiến khu việc Bắc. Đó là sự quan tâm, chu đáo, gần gũi, thân thương như người cha với người con trong gia đình.

+) Điệp từ tăng tiến : Càng .... càng

Tác dụng : Diễn tả ý chân thành, tha thiết của anh đội viên đối với Bác

momochi
18 tháng 7 2019 lúc 8:36

Đoạn thơ:

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Đã sử dụng ẩn dụ trong lời thơ "người cha mái tóc bạc".người cha ở đây dc hiểu là bác Hồ.Đây là một cách so sánh ngầm rất phù hợp và độc đáo vì giữa Bác Hồ vs ng` cha có nhiều nét tương đồng như tương đồng về tuồi tác (mái tóc bạc) ;tương đồng về tình cảm và hđ chăm sóc các anh đội viên của Bác như ng` cha chăm sóc các con trong gđ.Qua h/ả ẩn dụ cho ta thấy đc tình yêu thương bao la rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và dân công.Trong con mắt anh đội viên thì Bác như ng` cha già đáng yêu ,đáng kính.


Các câu hỏi tương tự
Ho Thi Hanh
Xem chi tiết
Hoàng Đức Minh
Xem chi tiết
Phạm Huy Du
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Trung
Xem chi tiết
Thảo Ngân Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Khoa
Xem chi tiết
Ngô Thanh Hồng
Xem chi tiết