Bạn tham khảo nhé:
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
1. Bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự. B. Miêu tả.
C. Biếu cảm. D. Nghị luận.
2. Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” có những đặc điểm nổi bật gì?
A. Bố cục chặt chẽ với 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề.
B. Dẫn chứng cụ thể, phong phú làm nổi bật các đặc điểm đẹp và hay của tiếng Việt.
C. Lập luận sắc bén, giàu sự thuyết phục.
D. Tất cả đều đúng.
3. Về ý nghĩa trạng ngữ trong câu: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” được đặt thêm vào câu để làm gì?
A. Để xác định thời gian.
B. Để xác định nguyên nhân.
C. Để xác định thêm mục đích.
D. Để xác định nơi chốn.
4. Câu rút gọn “Và để tin tưởng hơn vào tương lai của nó” đã lược bỏ thành phần nào?
A. Chủ ngữ.
B. Chủ ngữ và vị ngữ.
C. Vị ngữ.
D. Trạng ngữ.
5. Trong câu văn “Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam là một, sông có cạn, núi có mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” tác giả đã dùng biện pháp:
A. So sánh. B. Liệt kê.
C. Nhân hóa. D. Điệp ngữ.
6. Dấu chấm lửng trong câu “Nếu trong pho lịch sử của loài người xóa các thi nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nào sẽ đến !…” được dùng để làm gì?
A. Tỏ ý còn nhiều sự việc hiện tượng chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
D. Tất cả đều đúng.
II. TỰ LUẬN (7đ)
Một số bạn của em có phần lơ là trong học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn ấy tin vào câu châm ngôn: Nếu còn nhỏ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích.
truowngf minh phần TLV là Bác học không có nghĩa là ngừng hc