Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Minh Quân

AI LÀM GIÚP MÌNH VỚI HUHU MAI MÌNH KT RỒI

1. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VS Ý NGHĨA PHONG TRÀO TS

2. THẾ NÀO LÀ PHÉP QUÂN ĐIỀN

3. tại sao chữ cái latinh thu âm tiếng việt đc sử dụng lm chữ quốc ngữ của việt nam đến tận ngày nay

4.bảng niên biểu các cuộc k/n nông dân

MN GIÚP MÌNH NHA. THANKS MN

Dương Khánh Linh
9 tháng 4 2018 lúc 21:59

1.Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.

Dương Khánh Linh
9 tháng 4 2018 lúc 22:00

2. 'Chế độ quân điền' là một chính sách về ruộng đất ban hành trong thời đại nhà Lê, và có nội dung theo hướng 'người cày được quyền và phải được có ruộng'.
Lịch sử ghi lại rằng: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1417-1427) thắng lợi đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, thời kỳ xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền cao độ. Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững, nạn ngoại xâm phương Bắc bị đánh bại hoàn toàn.
Tình hình đó đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để củng cố nền chính trị và đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. Nhân dân Đại Việt tích cực sản xuất trong không khí hồ hởi của một nền hoà bình vừa được giành lại. Nền nông nghiệp lâu đời tiếp tục được coi trọng, trong đó ruộng đất được nhà nước phong kiến quan tâm hàng đầu. Nhà Lê thời kỳ này rất chăm lo đến sự phát triển kinh tế, thi hành một số biện pháp tích cực thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đó là chính sách khẩn hoang, lập đồn điền, xây dựng đê điều và các công trình thuỷ lợi; nhưng quan trọng nhất là chính sách ruộng đất với chế độ 'lộc điền' và 'quân điền'. Nhà Lê tịch thu ruộng đất trong tay quân Minh và bọn tay sai, tịch thu điền trang thái ấp của quý tộc trước đây, cộng với ruộng hoang hoá; tất cả sung làm ruộng đất công. Với quỹ đất công lớn, nhà Lê đã sử dụng một phần ban cho quý tộc tôn thất và quan lại cao cấp (lộc điền), phần lớn bổ sung cho công xã để chia cho dân cày cấy (quân điền). Phép quân điền được Lê Lợi ban hành năm 1429 và hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông; bộ 'luật quân điền' được chép trong Thiên Nam dư hạ tập năm 1481. Như vậy, ruộng đất phong thì được thu hẹp lại còn ruộng đất công xã trực tiếp đến tay người dân thì được mở rộng thêm.
Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân. Trong thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), nông nghiệp được rất mực chú trọng. Vua đích thân đi cày đầu năm (lễ Tịch điền) để cổ vũ cho mùa vụ mới. Một năm sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông ra sắc chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn rằng: “Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy, thì quan cai trị bắt trình trị tội".
'Chế độ lộc điền' xuất hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho quý tộc, tông thất và những quan lại cao cấp, đẩy mạnh sự phát triển của giai cấp địa chủ - tầng lớp thống trị mới trong xã hội phong kiến lúc đó. Còn 'chế độ quân điền' thì lại có tác dụng tích cực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho nhà nước huy động nhân lực và vật lực cho quốc phòng. 'Chế độ quân điền' thời Lê Sơ còn có tác dụng làm giảm bớt bất công trong xã hội, góp phần động viên những người đã và đang có công đóng góp xây dựng quân đội, đánh giặc giữ nước, như Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã nói: "Người đi đánh giặc thì nghèo, người đi rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấc đất để ở, mà những kẻ du thủ du thực không có ích gì cho nước lại có ruộng đất quá nhiều... Nay sắc cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan, quân và dân, trong từ đại thần trở xuống đến các người già yếu, mồ côi, goá chồng, đàn ông, đàn bà trở lên"

Dương Khánh Linh
9 tháng 4 2018 lúc 22:02

Thời gian

Sự kiện

Năm 1416

Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

Năm 1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

Năm 1421

Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

Năm 1423

Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9.1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11.1426

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

10.1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

12.1427

Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.


Các câu hỏi tương tự
Tùng Ta
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thế Luân
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thanh Trúc
Xem chi tiết
Nguyen huy
Xem chi tiết
Cao Phước Lâm
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Han Nguyen
Xem chi tiết
Thao Nguyen
Xem chi tiết