mink thiên về tuệ tĩnh hơn bởi vì ông được phong là ông tổ ngành dược việt nam và là người mở đầu cho nền y học ở việt nam , đặc biệt hơn là ông còn được tôn là vị thánh thuốc nam . các bạn thấy sao ?
Nhà y học và nhà y được lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây cỏ trong nước để chữa bệnh là ai?
A.Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh)
B.Phạm Thu Tiên
C.Phạm Sư Mạnh
D.Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông)
HÃY LẬP BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, SỬ HỌC NỔI TIẾNG THỜI lý Trần và Lê Sơ
thời vua Lê sơ đã ban hành pháp luật gì ? Nội dung chính của bộ luật đó
mn giúp mink nha
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
Sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu ?Tại sao xảy ra "loạn 12 sứ quân"Củng cố quốc phòng của thời Trần so với thời Lý, giống và khác như thế nào?Vì sao khoa học-kĩ thuật thời Trần phát triển?Giúp với. Mai mình thi lịch sử rồi!!! T . T
Hãy điền từ nội tâm phong phú.,danh họa ,nghiên cứu ,chim
Lê-ô-na đơ Vanh-xi là nhà....................... người I-ta-li-a đã cống hiến cho hội họa những chân dung nổi tiếng không vì những bố cục vũng chắc, màu sắc hài hòa mà còn thể hiện thành công................ của nhân vật. Có thể kể đến những bức họa nổi tiếng của ông như "La Giô-công","đức mẹ đồng trinh trong hang đá","bữa tiệc cuối cùng"và"Bức bích họa ở tu viện Milan" cũng như nhiều họa phẩm khác.
Ông còn....................nhiều lĩnh vực khoa học khác như đạn đạo, xe bọc thép, máy bơm và tàu nạo vét, cầu và kênh, cùng những dự án làm máy bay dựa trên những phân tích sáng suốt và mới mẻ về sự bay của...........................
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: " Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở ngoài Biển Đông, đanh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta!". Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ tinh thần bất khuất, chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.
Ai làm được câu 3 rồi thì cho em tham khảo vs ạ! em cảm ơn trước ạ!
Câu 1. Dựa vào sách giáo khoa Lịch sử 7, em hãy lập bảng thống kê một số tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Trần và Lê sơ theo mẫu sau:
Lĩnh vực | Thời Trần(1226-1400) | Thời Lê sơ(1428 - 1527) |
Văn học |
|
|
Sử học |
|
|
Câu 2. Em hãy gạch nối các mốc thời gian ở cột A tương ứng với các sự kiện chính ở cột B của cuộc khởi nghĩa Lam sơn sao cho đúng
(A)Thời gian | (B)Sự kiện chính |
1. Đầu năm 1416 | a.Chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang |
2. Tháng 2/1418 | b.Giải phóng Nghệ An |
3. Năm 1424 | c.Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa |
4. Năm 1425 | d.Tổ chức hội thề Lũng Nhai (Thanh Hóa) |
5. Tháng 10/1427 | e.Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá |
Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.
Từ xưa, ca dao đã có câu:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".