Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.
Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.
Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà
Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.
Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.
Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.
Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.Vào một buổi trưa, em đang ngồi học bài thì bỗng nghe một giọng khàn khàn quen thuộc vang lên:
Con ơi con ngủ cho say,
Mẹ con lặn lội đèm ngày nuôi con.
Ay là giọng của bà hai ở cạnh nhà em. Bà đang hát ru cháu ngủ. Thường ngày, em ít để ý đến. Nhưng trưa nay, bỗng dưng em cảm thấy thấm thìa làm sao! Giọng hát đó dường như bộc bạch được tình thương cháu vô bờ bến của bà.
Em bồi hồi nhớ lại ngày thơ ấu, lúc bà em còn sống, có biết bao kỉ niệm không thể mờ phai.
Hồi ấy, em vừa lên tám, bà em đã ngoài sáu mươi. Em còn nhớ mãi những buổi trưa hè như thế này, bà ru em ngủ trên chiếc võng bên hiên nhà. Tiếng võng đưa kẽo kẹt, giọng hát bà ru buồn buồn. Giờ đây, những âm thanh trìu mến ấy tưởng như còn văng vẳng bên tai em. Những buổi chiều dịu nắng, bà ra vườn chăm bón hoa, em lon ton chạy theo.
Cũng có nhiều đêm trời trong trăng tỏ, bà kể chuyện đời xưa cho em nghe. Giọng kể của bà mới ấm áp và truyền cảm làm sao. Chính bà đã đưa em vào xứ sở huyền ảo thần kì của tấm cám, cây khế, hồ gươm. Những đêm đông lạnh giá, bà nhẹ gót bên giường em để vén mùng, nhẹ tay đắp mền cho em. Những buổi trưa trời nắng gắt, bà che dù đưa em đến lớp học. Chiều đến, bà đứng trước ngõ trông em về. Vừa thấy em, gương mặt nhăn nheo của bà lộ hẳn nét vui tươi. Bà đưa tay ra ôm lấy em trìu mến. Em còn nhớ mãi một hôm, trong nhà có đầm giỗ, em đòi nghỉ học. Má em đã hết sức khuyên bảo nhưng em không nghe. Bà em buồn bã ôm lấy cháu. Những giọt nước mắt từ từ lăn dài trên đồi má nhăn nheo của bà. Với giọng khàn khàn bà âu yếm bảo:
- Con đi học đi. Nghe lời bà. Thế nào bà cũng để dành thật nhiều bánh cho con.
Em “dạ” một tiếng rồi ngước mắt lên nhìn bà để đón một nụ cười nỏ' trên đôi môi khô héo của bà. Em đi học không phải vì bà để dành bánh mà chính những giọt nước mắt hiền từ của bà đã làm em hối hận.
Em còn nhớ như in cái ngày được tin em thi tốt nghiệp tiểu học đạt loại giỏi, bà đã xúc động đến rơi nước mắt, ôm chầm lấy em:
- con học đâu thua gì ba con ngày xưa. Phải chi ông nội còn sống, ông mừng lắm...
Em vô cùng mừng rỡ, cứ nhảy nhốt như một chú chim non, trong khi bà bước lại bàn thờ
ông thì thầm điều chi rồi cắm một nén nhang đỏ rực. Bà ân cần hỏi em:
- con muôn nội thưởng con cái gì? Con muốn mua gì, con muôn ăn gì... Nội mua cho.
Em chỉ xin bà gói bánh tai heo và gói kẹo gừng, hai thứ quà mà đi đâu bà cũng mua về cho em.
Nhưng không đầy một năm sau đó, bà em bệnh nặng và đã nằm gần bên ông em. Tuy bà đã mất, nhưng hình anh thân thuộc và biết bao kỉ niệm về bà gắn liền với tuổi tho' không thể nào phai trong tâm khảm em. Tình thương chan chứa của bà như một ngọn lửa lâu nay âm ỉ trong tâm hồn em, là nguồn động viên em luôn cố gắng để trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với tình yêu thương của bà.