Soạn bài ẩn dụ
I. Ẩn dụ là gì?
1. Cụm từ Người Cha ở đây là Bác Hồ. Có thể ví như vậy bởi tình thương của Bác với bộ đội như là của cha với con.
2. Cách nói này: giống với so sánh nếu chúng ta liên tưởng và viết thành câu: Bác Hồ là Người Cha.
- Khác phép so sánh là không xuất hiện trên văn bản vế A. Vế này do người đọc tự liên tưởng mà cảm nhận được.
Chú ý : Ghi nhớ trang 68.
II. Các kiểu ẩn dụ.
1. - Từ thấp chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.
- Lửa hồng là hiện tượng về sự vật bị cháy mạnh.
- Hàng cây râm bụt như những cái que có thể châm lửa để thắp thành lửa hồng ở hoa râm bụt. Có thể ví như vậy bởi các sự vật này có thể liên hệ vì về mặt hình thức có tính tương đồng.
+ Cây như que thắp lửa
+ Hoa màu đỏ như lửa hồng.
2. Cụm từ nắng giòn tan tạo một cảm giác đặc biệt.
Ta có thể nói Bánh phồng tôm giòn tan bởi đó là một vật ăn ngon dễ vỡ nát. Ở đây, nắng là sự vật không định hình, không khối lượng.
3. Xem ghhi nhớ trang 69.
III. Luyện tập
1.
- Cách 1 là câu kể thông thường.
- Cách 2 là một so sánh gây nên ấn tượng lạ.
- Cách 3 là ẩn dụ tạo nên những liên tưởng thú vị. Đây là cách diễn đạt mới, có tình hính tượng nhất.
2. Những ẩn dụ hình tượng.
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- > Hưởng hạnh phúc ngọt ngào phải biết ơn người tạo điều kiện cho hạnh phúc đó.
b. Gần mực thì đen gần đèn thì rạng.
- > Ở gần môi trường xấu sẽ bị lây cái xấu. Ở gần môi trường tốt dễ trở thành người tốt.
c. Thuyền về có nhớ bến chăng ? Anh về có nhớ em chăng ?
d. Ở dòng 2 Mặt trời chỉ Bác Hồ bởi Người đem ánh sáng, sự sống cho dân tộc, Người sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
- > Thấy Bác Hồ trong lăng rất đỏ. (Đó cũng là ẩn dụ màu sự sống, cách mạng)
3. Những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
a. Mùi hồi chín chảy qua mặt.
b. Ánh nắng chảy đầy vai.
c. Tiếng rơi rất mỏng.
d. - Trời xao xuyến qua từng kẽ lá.
- Cơn mưa rào ướt tiếng cười của bố. Những ẩn dụ trên là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ khu cảm khác nhau. Đó là sự tác động lẫn nhau, sự hợp nhất các giác quan.
Thí dụ : a. Mùi (khứu giác) + chảy (thị giác)
c. Tiếng (thính giác) + rơi (thị giac)
Câu 1:
Trong khổ thơ, Bác được ví như Người Cha, tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm của mình về Bác và thể hiện ẩn dụ qua hình ảnh "người cha mái tóc bạc".
Câu 2:
Người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", Vế A không xuất hiện trên văn bản, tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc.
II. Các kiểu ẩn dụCâu 1:
– Từ thắp chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.
– Giữa lửa hồng và màu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.
– Giữa thắp lên và nở hoa có sự tương đồng về cách thức.
Câu 2:
Cụm từ nắng giòn tan tạo một cảm giác đặc biệt.
Ta có thể nói "Bánh phồng tôm giòn tan" bởi đó là một vật ăn ngon dễ vỡ nát. Ở đây, nắng là sự vật không định hình, không khối lượng. Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 3:
Có 4 kiểu ẩn dụ:
Ẩn dụ hình thức
Ẩn dụ cách thức
Ẩn dụ phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
III. Luyện tậpCâu 1:
– Sự khác nhau giữa các cách nói:
Cách 1: nói theo cách bình thường
Cách 2: có sử dụng so sánh nên gây ấn tượng lạ
Cách 3: sử dụng ẩn dụ tạo lên những liên tưởng thú vị. Đây là cách diễn đạt mới, hàm súc, cô đọng, có tính hình tượng nhất.
Câu 2:
– Các hình ảnh ẩn dụ:
ăn quả, kẻ trồng cây
mực – đen, đèn – sáng
thuyền, bến
Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ).
– Các hình ảnh trên tương đồng với những gì?
+ ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng câytương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất)
+ mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn – rạngtương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất)
+ thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất).
+ Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
Câu 3: Những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
a. Mùi hồi chín chảy qua mặt: Mùi (khứu giác) + chảy (thị giác)
b. Ánh nắng chảy đầy vai: Ánh nắng, vốn đem đến cho cảm nhận của chúng ta qua màu sắc, cường độ ánh sáng (nắng vàng tươi, nắng vàng nhạt, nắng chói chang,…); ở đây, đã hiện ra như là một thứ "chất lỏng" để có thể "chảy đầy vai"; sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.
c. Tiếng rơi rất mỏng: Tiếng lá rơi, vốn là âm thanh, được thu nhận bằng thính giác, không có hình dáng, không cầm nắm được; ở đây, nhờ sự chuyển đổi cảm giác, cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng – vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng – vốn là hình ảnh của thị giác).
d.
- Trời sao xuyên qua từng kẽ lá.
- Cơn mưa rào ướt tiếng cười của bố.
Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười. Sự chuyển đổi cảm giác trong hình ảnh ẩn dụ này gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.
Câu 1 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cụm từ “Người Cha” dùng để chỉ Bác Hồ. Bởi vì tấm lòng, sự quan tâm chăm sóc của Người đối với bộ đội giống như sự chăm sóc của người cha kính yêu với những đứa con.
Câu 2 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cách nói này khác giống với phép so sánh là người đọc thấy được sự tương đồng giữa các chủ thể.
Khác với phép so sánh ở hình thức thể hiện, người đọc muốn tìm được tầng nghĩa phải vận dụng sự liên tưởng của mình.
II. Các kiểu ẩn dụCâu 1 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Từ “thắp” thể hiện việc dùng lửa nhen vào những vật có khả năng cháy.
- Lửa hồng: hiện tượng lửa cháy mạnh
Dùng từ “thắp” và “lửa hồng” để chỉ những hình ảnh đẹp, rực rỡ và ấm áp của hàng râm bụt trước cửa nhà Bác.
Câu 2 (trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Từ giòn tan được chỉ đùng dể chỉ đặc tính đồ ăn được sấy khô hoặc chiên kỹ.
- Kết hợp từ “nắng giòn tan” là sự chuyển đổi cảm giác từ thị giác chuyển sang vị giác, tạo ra lối diễn đạt thú vị, giàu ý nghĩa
Câu 3 ( trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Có những kiểu ẩn dụ tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được sử dụng là:
- Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
LUYỆN TẬPBài 1 (trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cách 1: Diễn đạt bình thường, không sử dụng phép tu từ nào.
Cách 2: Có sử dụng phép so sánh thông qua từ “như”, giúp người đọc hieur rõ tâm tư tình cảm của người viết về Bác Hồ
Cách 3: phép ẩn dụ giúp câu thơ hàm súc, cô đọng, vừa thể hiện tình yêu tâm tư, sâu nặng của người viết với Bác
Bài 2 (trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: sự biết ơn, tưởng nhớ tới những người tạo ra giá trị cho ta hưởng thụ, tiếp nhận.
- Qủa: thành quả, giá trị được tạo ra
- Kẻ trồng cây: người tạo ra giá trị
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì dạng: khuyên nhủ con người nên tìm môi trường sáng, tốt để sống
- Mực: ẩn dụ cho những môi trường, những người xấu → dễ khiến chúng ta lây nhiễm thói xấu
- Đèn: ẩn dụ cho nơi tốt đẹp, người tốt đẹp sẽ giúp ta học được thói quen tốt, đức tính tốt.
c, Thuyền: ẩn dụ cho ra đi- người con trai
Bến: ẩn dụ cho người ở lại- người con gái
→ Tấm lòng chung thủy, đợi chờ của người con gái dành cho con trai
d, Mặt trời: dùng để chỉ Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, người mang lại nguồn sống cho mọi người.
Bài 3 (trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Mùi hồi vốn được cảm nhận bởi thính giác nay được chuyển sang cảm nhận bằng thị giác.
→ Mùi hồi thơm như những dòng chảy bất tận đi ngang mặt. Cách viết thể hiện được cụ thể cái say đắm, ngất ngây trong cảm nhận tinh tế của tác giả.
b, Ánh nắng trở nên rõ ràng, có hình khối, dáng vẻ một cách cụ thể.
→ Cách diễn đạt khiến cho hình ảnh ánh nắng trở nên mềm mại, tự nhiên và gần gũi với con người.
c, Phép ẩn dụ: tiếng rơi rất mỏng
→ sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác khiến người đọc hình dung được tiếng rơi khẽ khàng của chiếc lá, một tiếng rơi được cảm nhận bằng tấm lòng của người yêu cái đẹp.
d, Phép ẩn dụ: ướt tiếng cười của bố
→ Gợi sự liên tưởng thú vị, mới lạ về tiếng cơn mưa rào. Sự hòa quyện, thâm nhập của cơn mưa vào tiếng cười.
Bài 4 (trang 70 sgk ngữ văn 6 tập 2): Chép chính tả Buổi học cuối cùng