Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

datcoder

a) Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong từng trường hợp trên.

b) Dựa vào nội dung trong hộp “Em cần biết", hãy xác định những quy định của pháp luật về quyền mà các chủ thể đó được hưởng và nghĩa vụ các chủ thể đó phải thực hiện.

c) Theo em, những chủ thể nào trong các trường hợp trên có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? Hậu quả của những hành vi đó là gì?

d) Hãy nêu thêm một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân mà em biết.

datcoder
17 tháng 7 lúc 18:36

a)

- Trường hợp 1:

+ Anh T và chị H đã thực hiện quyền tự do kết hôn của mình. Điều này thể hiện qua chi tiết: khi đến đủ độ tuổi theo pháp luật quy định, anh T và chị H đã quyết định đến Uỷ ban nhân dân xã nơi chị H sinh sống để làm thủ tục đăng kí kết hôn (mặc dù việc kết hôn của 2 người bị gia đình chị H ngăn cản).

+ Gia đình chị H đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình khi ngăn cản việc kết hôn của anh T và chị H.

- Trường hợp 2:

+ Chị K và anh P đã thực hiện quyền ly hôn khi nhận thấy hôn nhân không còn hạnh phúc.

+ Tuy nhiên, sau khi ly hôn, anh P không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mà Toà án đã xử, điều này vi phạm quy định của pháp luật.

- Trường hợp 3:

+ Chị B và anh M đã kết hôn theo sự sắp đặt của gia đình, không phải do tình yêu tự nguyện. Điều này đã vi phạm quyền tự do kết hôn theo quy định của pháp luật.

+ Hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ chị B và gia đình anh A là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.

+ Anh M đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Cụ thể: sau khi kết hôn với chị B, anh A đã chung sống như vợ chồng với chị D; anh A và chị D đã có với nhau một người con trai.

b)

- Quyền mà các chủ thể được hưởng:

+ Quyền tự do kết hôn khi có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật;

+ Quyền li hôn khi mục đích của hôn nhân không đạt được, việc duy trì hôn nhân không có lợi cho gia đình.

- Nghĩa vụ mà các chủ thể cần thực hiện:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và nguyên tắc của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng;

+ Có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau li hôn.

c)

- Trường hợp 1:

+ Gia đình chị H đã có hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình khi ngăn cản việc kết hôn của anh T và chị H.

+ Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- Trường hợp 2:

+ Anh P không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mà Toà án đã xử, điều này vi phạm quy định của pháp luật.

+ Hậu quả: (1) Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội: từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau li hôn (theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- Trường hợp 3:

+ Hành vi cưỡng ép kết hôn của bố mẹ chị B và gia đình anh A là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. => Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

+ Anh M đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy trong hôn nhân và nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. => Hậu quả: (1) Gây rạn nứt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. (2) Hành vi này có thể bị xử lí hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

♦ Yêu cầu d) Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Khoản 1, Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

Khoản 1, Điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình: Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.