8. Công nghiệp mũi nhọn ở Bắc Mĩ là ngành công nghiệp nào? Phát triển ra sao? Phân bố?
9. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ?
10. Nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ
11. So sánh địa hình Bắc Mĩ với địa hình Nam Mĩ
12. Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ
13. Vì sao dải đất duyên hải ở phía Tây Trung với Nam
14. Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với trình độ đô thị hóa ở Bắc Mĩ như thế nào?
9)Trả lời:
- Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.
- Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô.
- Mở rộng thị trường nội địa.
10)
Nam Mĩ có ba khu vực địa hình.
Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.
11) Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
12)
Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ:
Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn. Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti. Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét. Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét. Bán hoang mạc ôn đới phát triển trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni. Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét