5. Trình bày kinh tế , chính trị của Anh cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 .
* Kinh tế
- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy vai trò lũng đoạn thị trường thế giới bị giảm sút, bị Mĩ và Đức vượt qua.
- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa
- Trong công nghiệp: nhiều công ti độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành: khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim,… đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Trong nông nghiệp: Anh lâm vào khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.
* Chính trị
Về hình thức, nước Anh là một vương quốc nhưng thực chất theo chế độ đại nghị gồm thượng viện và hạ viện. Hai đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền. Sự khác biệt giữa hai đảng là không đáng kể, chủ yếu về biện pháp thực hiện và chính sách cụ thể song đều thống nhất với nhau trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
Đây cũng là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải hầu khắp địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bóc lột thuộc địa của đế quốc rộng lớn mà “Mặt Trời không bao giờ lặn”, Lê-nin đã nhận định : chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Vì sao nước Anh gọi là Đế quốc thực dân.
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.
- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.
⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Tình hình kinh tế Anh vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX bao gồm:
- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy vai trò lũng đoạn thị trường thế giới bị giảm sút, bị Mĩ và Đức vượt qua.
- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa
- Trong công nghiệp: nhiều công ti độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành: khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim,… đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Trong nông nghiệp: Anh lâm vào khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.
Tình hình chính trị
Về hình thức, nước Anh là một vương quốc nhưng thực chất theo chế độ đại nghị gồm thượng viện và hạ viện. Hai đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền. Sự khác biệt giữa hai đảng là không đáng kể, chủ yếu về biện pháp thực hiện và chính sách cụ thể song đều thống nhất với nhau trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
Đây cũng là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải hầu khắp địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bóc lột thuộc địa của đế quốc rộng lớn mà “Mặt Trời không bao giờ lặn”, Lê-nin đã nhận định : chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
* Chủ nghĩa đế quốc Anh:
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.
- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.
⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.