Một người đang gánh lúa như Hình 13.15. Hỏi vai người đặt ở vị trí nào trên đòn gánh để đòn gánh có thể nằm ngang cân bằng trong quá trình di chuyển? Biết khối lượng hai bó lúa lần lượt là m1 = 7 kg, m2 = 5 kg và chiều dài đòn gánh là 1,5 m. Xem như điểm treo hai bó lúa hai đòn gánh và bỏ qua khối lượng đòn gánh.
2. Một chiếc thùng gỗ khối lượng m đang trượt xuống từ một dốc nghiêng 200 so với phương ngang như Hình 13P.2. Em hãy phân tích thành phần vectơ trọng lực tác dụng lên thùng gỗ theo các phương Ox và Oy.
Một cậu bé đang kéo thùng hàng trên mặt đất bằng sợi dây hợp với phương ngang một góc 300 (Hình 13.9). hãy tìm độ lớn lực kéo thành phần trên hai phương vuông góc và song song với mặt đất, biết độ lớn lực kéo cậu bé tác dụng lên dây là 12 N.
1. Một gấu bông được phơi trên dây treo nhẹ như Hình 13P.1.
a) Xác định các lực tổng hợp tác dụng lên gấu bông.
b) Vẽ hình để xác định lực tổng hợp của các lực do dây treo tác dụng lên gấu bông.
c) Em có thể dựa vào lập luận mà không cần vẽ hình để xác định lực tổng hợp của các dây treo được không? Giải thích.
Hãy vận dụng quy tắc phân tích lực để giải thích tại sao khi đưa những kiện hàng nặng từ mặt đất lên xe tải, người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đẩy hàng lên thay vì khiêng trực tiếp lên xe.
3. Quan sát Hình 13.7 và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Xác định hướng của lực ma sát tác dụng lên khối gỗ (Hình 13.7a) và ván trượt (Hình 13.7b).
b) Trình bày phương pháp tính toán độ lớn của các lực ma sát này.
Hãy chọn một trường hợp trong các trường hợp ở Hình 13.2 để xác định lực tổng hợp tác dụng lên vật.
4. Quan sát Hình 13.10 và chỉ ra các lực tác dụng lên móc treo.
1. Quan sát Hình 13.2, nêu ra những lực tác dụng lên từng vật chuyển động