1. Vì sao nói chính sách đồng hóa của bọn đô hộ phong kiến phương Bắc là chính sách thâm độc nhất?
Vì đây là chính sách làm cho chúng ta quên mất tiếng nói của tổ tiên. Lúc đó, chúng sẽ dễ dàng điều khiển chúng ta và sáp nhập nước ta vào nước chúng. Làm nước ta không có mặt trên thế giới, mở rộng lãnh thổ của chúng.
2. Tại sao Lý Bý đặt tên nước là Vạn Xuân?
Vì từ "Vạn Xuân" thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, đất nước. Khẳng định ý chí dành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như vạn mùa xuân.
3. Tình hình nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường như thế nào?
Nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo với nước ta:
- Cai trị trực tiếp đến huyện.
- Xây thành, đắp lũy, làm đường giao thông để có thể nhanh chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
4. Chính sách bóc lột có gì khác so với thời trước?
- Nhà Đường chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới, nắm quyền cai trị đến tận cấp huyện.
- Tiến hành bóc lột dân ta dã man bằng các hình thức thu thuế và cống nạp rất nặng nề, đặc biệt là cống nộp quả vải gánh đến tận kinh đô Trường An.
=> Nguyên nhân các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Bn tham khảo nha! Mk có sai thì nói để mk sửa đc ko? Mk xin đc tách câu 3 ra hai câu nhé!
2.Việc đặt tên nước là Vạn Xuân : thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn...
Câu 1: Chính sách đồng hóa dân tộc là chính sách thâm độc nhất vì chính sách này sẽ dẫn đến nguy cơ nước ta bị mất nước, mất giống nòi, mất bản sắc dân tộc...
Câu 2: Lí Bí đặt tên nước là Vạn Xuân vì trong lòng ông luôn mong muốn sự trường tồn của dân tộc, của đất nước...Đất nước luôn sống trong hòa bình, yên vui và luôn tươi trẻ như hàng vạn mùa xuân.
Câu 3: *Tình hình nước ta dưới ách cai trị của nhà Đường là:
- Nhà Đường đã siết chặt ách cai trị hơn ( đến tận huyện )
- Nhà Đường cho sửa sang lại giao thông thủy, bộ
- Xây thành, đắp lũy và tăng thêm số quân đồn trú
- Đặt ra nhiều thứ thuế hơn....
*Chính sách bóc lột này khác thời trước là:
- Nhà Đường đặt lại tên mới.
- Chia lại các đơn vị hành chính, cử người cai trị đến tận huyện.
- Đặt ra nhiều thứ thuế, bắt dân ta phải cống nạp nhiều sản vật quý hiếm...
Chúc bạn hok tốt!!!!
1. Nói chính sách đồng hóa dân tộc là chính sách thâm độc nhất vì: Cùng với quá trình nhân dân ta bị đồng hóa, đất nước ta đứng trước nguy cơ mất nước vĩnh viễn.
2. Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân vì: Ông luôn mong muốn cho sự trường tồn của đất nước, dân tộc.
3. * Tình hình nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường:
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, dưới huyện là hương, xã vẫn do người Việt tự cai quản.
- Trụ sở của phủ đô hộ đặt ở Tống Bình (Hà Nội)
- Nhà Đường cho sửa sang giao thông thủy, bộ.
- Nhà Đường cho xây thành, đắp lũy và tăng thêm só quân đồn trú...
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt ra nhiều thứ thuế như: thuế sắt, thuế muối...
- Nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý hiếm: ngà voi, sừng tê, ngọc trai...
* Chính sách bóc lột đó có những điểm khác so với thời trước là:
- Xiết chặt bộ máy cai trị, đô hộ hơn.
- Tăng cường bắt nhân dân ta nộp nhiều thứ thuế và cống nạp nhiều sản vật quý hiếm.
- Chính sách bóc lột này khiến cho nhân dân ta rơi vào cảnh lạc hậu, nghèo khó khiến không có điều kiện để vùng lên đánh giặc.
1. Vì chính sách đồng hóa dân tộc làm đất nc ta có nguy cơ bị mất nc, mất giống nòi...
2.Mong muốn sự trường tồn của dân tộc, mong đát nc luôn tươi đẹp như mùa xuân